Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai hiện nay đang rất phổ biến trong số những căn bệnh xã hội tại nước ta. Hiện nay với việc ai ai cũng có thể là nguồn lây giang mai thì việc xác định bản thân mắc giang mai hay chưa rất quan trọng. Đặc biệt nếu đó là các chị em phụ nữ. Với nữ giới, giang mai sẽ để lại các biến chứng vô cùng phức tạp và dẫn đến nhiều hệ lụy sau này. Do vậy, chúng tôi xin được gửi tới các chị em phụ nữ bài viết về căn bệnh giang mai ở riêng nữ giới. Với phương châm vừa trả lời cho câu hỏi được đặt ra về triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới, vừa giúp chị em tìm được cách phòng tránh và bảo vệ chính bản thân mình. Rất mong bài viết sẽ hữu ích với tất cả các bạn đọc.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở các chị em hiện nay

Giang mai ở cả nam và nữ đều lây qua đường sinh dục là chủ yếu. Nếu trong khi quan hệ cả hai đều không sử dụng các biện pháp an toàn thì nguy cơ lây nhiễm là khá cao. Bên cạnh đó, thói quen quan hệ tình dục bằng miệng cũng là yếu tố nguy cơ cao giúp cho xoắn khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể người. 

Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai

Việc quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố lây nhiễm tỷ lệ lớn nhất của giang mai

Một con đường khác cũng đang được để ý tới là lây nhiễm qua đường máu. Có thể trên cơ thể bạn có những vết thương và vô tình tiếp xúc với người mắc bệnh. Hoặc khi bạn sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Đôi khi vô ý như đi hiến máu, truyền máu cho người khác,… Nhìn chung các trường hợp này hiếm khi có xảy ra, tuy nhiên đây cũng là lý do mọi người nên cẩn thận đề phòng.

Ngoài ra có thể lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng cá nhân. Các trường hợp này thường xuyên xảy ra với những chị em hay đi du lịch. Tốt nhất nên tự bảo vệ bản thân bằng cách chuẩn bị sẵn đồ dùng riêng cho mình.

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới
Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Tương tự như ở nam, ở nữ giới cũng chia thành các giai đoạn triệu chứng cụ thể. Mức độ biểu hiện ra sẽ ngày càng một nghiêm trọng hơn và thời gian biểu hiện cũng tương xứng.

Giang mai giai đoạn đầu

Sau khoảng thời gian ủ bệnh ( từ 3 tới 4 tuần), cơ thể sẽ có xuất hiện một vài triệu chứng cơ bản cụ thể của giang mai. Trong đó, triệu chứng rõ nhất chính là xuất hiện săng giang mai. Các đặc điểm của săng giang mai bao gồm:

  • Hình dạng tròn hoặc bầu dục. Được thể hiện ra là những vết dạng trợt, khá nông. Phần gờ ranh rới rõ và mỏng. 
  • Màu sắc hồng hay ửng đỏ tuy nhiên lại không cảm giác đau hoặc ngứa
  • Vị trí xuất hiện thường thấy nhất là ở da và niêm mạc bộ phận sinh dục như âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé.

Ngoài dấu hiệu về săng giang mai thì thời kỳ này còn phát hiện được hạch ở bệnh nhân. Hạch sẽ xuất hiện ở vùng bẹn hoặc lân cận, trên đường đi của hạch bạch huyết.

Các hạch sẽ có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Có thể xuất hiện thành chùm hoặc đơn lẻ.

Các triệu chứng của giai đoạn đầu thường rất nhanh biến mất. Do vậy mà người bệnh dễ có tâm lý chủ quan và không đi thăm khám. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mở đầu cho những giai đoạn bệnh nguy hiểm hơn về sau.

Nốt săng giang mai là biểu hiện đặc trưng nhất cho giai đoạn đầu

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới
Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai giai đoạn 2

Giang mai giai đoạn 2 thường sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian từ 7 tới 8 tuần kể từ khi giai đoạn đầu kết thúc. Các triệu chứng thường thấy trên nữ giới giai đoạn này là:

  • Đào ban (hay phát ban): xuất hiện thành các mảng màu trắng hoặc hồng nhạt. Nằm rải rác trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng không gây ra cảm giác ngứa hay đau.
  • Nốt sẩn: Na ná vẩy nến hoặc trứng cá. Hình dạng các nốt tương đối khác nhau. Thi thoảng xuất hiện nốt sẩn khổng lồ ( sẩn phì đại) tại các vùng niêm mạc sinh dục.
  • Hạch: tương tự giai đoạn 1, hạch xuất hiện chủ yếu tại vùng bẹn. Có thể từng chùm hoặc đơn lẻ với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Rụng tóc: lúc đầu sẽ ít và không được chú ý nhiều. Về sau tình trạng rụng tóc sẽ ngày một nhiều lên.

Hạch bẹn xuất hiện tại giang mai giai đoạn hai

Giang mai giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng và mang tính chất nguy hiểm nhất của giang mai ở nữ giới. Các triệu chứng thường thấy là:

  • Giang mai tim mạch: các bệnh về tim mạch rất dễ xảy ra. Bệnh nhân giang mai có thể gặp các biến chứng về mạch máu như xơ vữa, phình mạch,… Điều này dẫn đến sự thay đổi của huyết áp lẫn khả năng làm việc của tim.
  • Giang mai thần kinh: Khá phổ biến ở bệnh nhân giang mai giai đoạn cuối. Biến chứng có thể xảy ra là giảm khả năng nhìn, nghe, nhận thức. Nặng hơn là viêm màng não, bại liệt, đột quỵ,…
  • Gôm hay còn gọi là củ giang mai: Có thể xuất hiện ở ngoài da mà cũng ở bên trong cơ thể. Đây là một tổn thương có hình vòm lớn như hạt bắp, nằm rải rác trên cơ thể. Qua thời gian, chúng có thể bị lở loét và hoại tử.

Khả năng nghe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng lớn ở giai đoạn này

Các phương pháp xét nghiệm giang mai ở nữ

Xét nghiệm giang mai hiện nay rất đa dạng và giúp đỡ cho việc chẩn đoán bệnh khá chính xác. Thường thì sẽ có nhiều xét nghiệm phải làm, tuy nhiên có 2 loại xét nghiệm chính nên làm khi khám giang mai.

Xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai

Xem Thêm: Xét nghiệm giang mai và những điều bạn cần biết 

Xét nghiệm soi tìm xoắn khuẩn giang mai trên nền kính hiển vi trường tối

Khi làm xét nghiệm này, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ cơ thể bệnh nhân. Bệnh phẩm ở đây có thể là các vết săng, loét, sẩn, hay chọc hút từ hạch. Đôi khi cũng có thể lấy dịch tiết của người bệnh.

Sau khi thu thập đủ bệnh phẩm cần thiết, người ta sẽ tiến hành soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Nếu hình ảnh cho thấy có vi khuẩn dạng xoắn với kích cỡ tương đồng với xoắn khuẩn Treponema pallidum thì có thể nhận diện bệnh nhân đã mắc giang mai. 

Xét nghiệm máu trên bệnh nhân

Thường thì đây là xét nghiệm thường quy mà ai cũng phải làm khi bắt đầu vào viện. Tuy nhiên xét nghiệm này sẽ đánh giá phần nào về khả năng mắc giang mai của bệnh nhân. 

Xét nghiệm máu sẽ giúp nhận diện được kháng thể giang mai. Từ đó sẽ chẩn đoán xác định bệnh giang mai ở người.

Xét nghiệm máu là cần thiết trên bệnh nhân nghi mắc giang mai

Xem Thêm: Nguyên nhân bị giang mai nhức nhối hiện nay

Tư vấn bệnh giang mai ở nữ giới

Hiện nay ở nữ giới có xuất hiện rất nhiều loại bệnh giang mai. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các chị em về những căn bệnh giang mai hiện nay.

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai

Khá hiếm gặp, hiện nay y văn trên thế giới chỉ mới ghi nhận 13 trường hợp mắc giang mai vú. Đây là bệnh không phân biệt giới tính, cả nam và nữ đều có thể mắc. Vừa qua Việt Nam vừa ghi nhận một trường hợp nam giới mắc giang mai vú. 

Về nguồn lây thì bệnh cũng có nguồn lây tương tự giang mai nói chung. Một số trường hợp mắc giang mai vú được ghi nhận do có quan hệ tình dục theo đường dương vật-vú. Bệnh không khó để điều trị nếu người bệnh phát hiện sớm. Việc điều trị chủ yếu dựa vào phác đồ sử dụng thuốc kháng sinh. 

Giang mai âm đạo

Giang mai âm đạo là thường xuất hiện nhiều nhất trong số các bệnh giang mai hiện nay. Bởi lẽ đây cũng chính là nơi đầu tiên lây nhiễm của đại đa số các ca bệnh. 

Với loại giang mai này, điều trị cũng với phác đồ dùng thuốc kháng sinh bác sĩ kê. Tuy nhiên không được phép tùy ý sử dụng thuốc và tránh tâm lý ngại ngùng khi đi khám. Bạn cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng về sau.

Giang mai thai kỳ

Khi mang thai mà mắc giang mai sẽ có rất nhiều nguy hiểm khôn lường cho cả mẹ và bé, điển hình như:

  • Sẩy thai hoặc thai chết lưu trước tuần thứ 20
  • Sinh non trước 37 tuần
  • Thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thấp bé nhẹ cân
  • Giang mai có thể gây tổn thương tới bánh rau và dây rốn, điều này hạn chế việc thai nhi hấp thu dưỡng chất
  • Trẻ sơ sinh có khả năng mất trong 28 ngày đầu đời nếu mắc giang mai
  • Trẻ dị tật bẩm sinh

Đó là các biến chứng khi một người mẹ mắc giang mai mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Do vậy, lời khuyên tới các bà mẹ là hãy chăm chỉ khám sàng lọc trước sinh đúng định kỳ. Đồng thời khi cảm nhận có các dấu hiệu của giang mai lập tức đi khám và điều trị. Tránh để lâu sẽ rất tổn hại tới cả mẹ lẫn con.

Mẹ bầu mắc giang mai sẽ có ảnh hưởng rất lớn

Phòng khám giang mai tốt các chị em nên tham khảo

Phần lớn các chị em hiện nay đều có tâm lý ngại ngùng, sợ hãi khi đi khám những căn bệnh xã hội. Tuy nhiên, chắc chắn tâm lý đó sẽ biến mất nếu bạn chọn được một phòng khám đủ chuyên nghiệp để dẫn dắt quá trình. Chúng tôi xin được giới thiệu phòng khám đa khoa Galant, phòng khám đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khám và điều trị giang mai. Phòng khám có đầy đủ trang thiết bị cùng với những bác sĩ có chuyên môn cao trong việc điều trị bệnh giang mai. Kinh phí cũng rất phù hợp cho đại đa số thu nhập hiện nay. Có lẽ bởi nhiều lý do đó mà Galant càng ngày càng trở thành địa chỉ khám giang mai đáng tin cậy cho người dân khu vực phía Nam.

galant quận 11 

Kết luận

Trên đây là những hiểu biết nhất định về bệnh giang mai cho các chị em. Mong rằng qua bài viết này sẽ trang bị thêm cho chị em những kiến thức cần thiết về triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới. Qua đó giúp nhanh chóng phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Mỗi cá nhân nhất định không được e rè run sợ mà trì hoãn việc đi khám bởi điều đó sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và những người thân xung quanh. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC