Mô tả
Xét nghiệm HIV là phương pháp kiểm tra để xác định việc nhiễm virus HIV. Mỗi loại xét nghiệm sẽ có độ nhạy, độ đặc hiệu và thời gian trả kết quả khác nhau. Galant sẽ hướng dẫn bạn hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này.
Tại sao cần xét nghiệm HIV?
Để phát hiện và kết luận một người có bị nhiễm HIV hay không, cách tốt nhất là đến các cơ sở y tế. Những lý do mà bạn nên đi xét nghiệm HIV ngay nếu như có nghi ngờ nhiễm bệnh:
Đây là cách duy nhất để phát hiện bệnh HIV, vì căn bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng, mà chỉ thể hiện rõ ở cuối giai đoạn AIDS. Thực hiện kiểm tra càng sớm sẽ càng mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh.
Bệnh được phát hiện sớm giúp giảm, phòng chống nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thông qua các dịch vụ dự phòng. Nếu không biết mình mang bệnh có thể vô tình trở thành nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh.
Phát hiện sớm còn giúp bệnh nhân giảm gánh nặng tài chính, giảm chi phí thuốc men, khám chữa bệnh.
Thời điểm xét nghiệm HIV chính xác nhất
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, sẽ có 3 giai đoạn phát triển để nhân lên và phá hủy tế bào:
– Giai đoạn đầu tiên: Virus lan rộng khắp cơ thể, nhân lên số lượng lớn. Chúng có thể được phát hiện trong dịch não tủy trước khi được phát hiện trong máu.
– Sau 3-6 tuần: Nhiễm trùng bắt đầu giảm, 95% người mắc bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh mà không nhận ra mình nhiễm bệnh. Một số người có biểu hiện như cảm cúm, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục diễn biến một cách âm thầm. Xét nghiệm tại thời điểm này không đảm bảo độ chính xác cao.
Theo các chuyên gia, thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất là sau 2-3 tháng từ khi tiếp xúc, với thực tế cho thấy 95% bệnh nhân dương tính với HIV không dưới 5 tháng sau khi tiếp xúc. Một số trường hợp khác có thể phải đến vài năm sau mới phát hiện nhiễm HIV.
Một người tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người mắc HIV rất khó để xác định. Giai đoạn từ lúc virus xâm nhập đến lúc có kết quả dương tính được gọi là giai đoạn cửa sổ. Người có xét nghiệm âm tính trong giai đoạn này vẫn có thể bị nhiễm HIV.
Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều sản phẩm giúp chẩn đoán HIV sớm, có khả năng phát hiện bệnh trong vòng 14-20 ngày sau tiếp xúc. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, nếu một người có nguy cơ lây nhiễm, sau 45 ngày có thể biết chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không.
Đối tượng cần xét nghiệm HIV
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng dưới đây, bạn nên đi làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:
1. Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn (không sử dụng bao cao su hoặc bao rách), đặc biệt với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh HIV.
2. Sử dụng chung bơm kim tiêm, chia sẻ kim tiêm với người khác.
3. Phơi nhiễm do vô tình dẫm phải kim tiêm hoặc bị chấn thương do kim tiêm dính máu bị vứt bừa bãi tại nơi công cộng.
4. Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với vật sắc nhọn chứa máu hoặc dịch cơ thể.
5. Xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ về suy giảm miễn dịch như lao, nấm, hoặc các bệnh lý lây qua đường tình dục.
6. Vợ/chồng/con của người mắc bệnh HIV, anh chị em, hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh.
7. Những người có nhu cầu kiểm tra.
2 loại hình xét nghiệm HIV phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có hai loại xét nghiệm HIV chính phổ biến là xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm sinh học phân tử:
– Xét nghiệm huyết thanh áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi để phát hiện nhanh sự hiện diện của kháng thể hoặc kháng nguyên của virus HIV trong máu.
– Xét nghiệm sinh học phân tử dành cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi có xét nghiệm kháng thể HIV dương tính, trẻ em phơi nhiễm HIV và các trường hợp khó sử dụng phương pháp huyết thanh. Phương pháp này giúp kiểm tra ADN/ARN HIV trong dịch tiết hoặc máu.
Cả hai loại xét nghiệm này được thực hiện sau khi người phơi nhiễm đã thực hiện xét nghiệm nhanh HIV trong quá trình sàng lọc.
Bạn nên xét nghiệm HIV tại đâu?
Việc thực hiện kiểm tra HIV càng sớm càng tốt sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt và tiếp tục hoạt động công việc. Tuy nhiên, bạn cần chọn lựa cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo kết quả chính xác và bảo mật thông tin.
Tiêu chí lựa chọn trung tâm xét nghiệm HIV
Các trung tâm kiểm tra HIV cần tuân thủ 5 nguyên tắc được Bộ Y tế đề ra bao gồm: Sự đồng thuận – Bảo mật – Tư vấn – Chính xác – Kết nối với chăm sóc, điều trị:
– Sự đồng thuận: Khách hàng cần được thông báo và đồng ý trước khi thực hiện xét nghiệm (trừ trường hợp bắt buộc).
– Bảo mật: Đảm bảo thông tin của người thực hiện xét nghiệm được bảo quản một cách an toàn.
– Tư vấn: Cung cấp đầy đủ thông tin trước và sau khi thực hiện xét nghiệm.
– Chính xác: Thực hiện xét nghiệm đúng quy trình chuẩn và đảm bảo kết quả chính xác.
– Kết nối với chăm sóc, điều trị và phòng ngừa: Nếu phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được kết nối với phương pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm.
Xét nghiệm ở đâu đảm bảo nhanh chóng, chính xác?
Galant là địa chỉ mang đến sự an tâm và hoàn toàn hài lòng cho khách hàng với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xét nghiệm HIV. Đến với chúng tôi, khách hàng được tận hưởng nhiều lợi ích như:
– Cơ sở y tế, trang thiết bị hiện đại, hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn Bộ Y Tế.
– Đảm bảo trả kết quả nhanh chóng, chính xác qua quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật.
– Đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ có chuyên môn cao, giúp hướng dẫn, tư vấn trước và sau khi có kết quả xét nghiệm giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.
– Cung cấp dịch vụ xét nghiệm và trả kết quả tại nhà đảm bảo chuyên nghiệp, tận tâm.
– Thông tin cá nhân của khách hàng tuyệt đối bảo mật, giữ kín không tiết lộ cho bên thứ ba.
– Chi phí xét nghiệm phù hợp, minh bạch.
Quy trình xét nghiệm HIV tại Galant
Để hỗ trợ khách hàng không còn bỡ ngỡ khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Galant đã xây dựng quy trình chuyên nghiệp như sau:
Bước 1: Khách hàng đến trực tiếp tại cơ sở của Galant tại TPHCM hoặc Hà Nội. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng hoặc trên website để nhận được tư vấn cụ thể.
Bước 2: Nhân viên sẽ thực hiện tư vấn, sau đó khách hàng đồng ý để bắt đầu tiến trình xét nghiệm.
Bước 3: Sau khi nhận yêu cầu, nhân viên sẽ lấy mẫu, có thể là máu hoặc dịch tiết tùy theo yêu cầu của từng phương pháp.
Bước 4: Nhân viên thực hiện kiểm tra, xử lý mẫu và chuyển về phòng phân tích. Kiểm tra đúng theo phương pháp huyết thanh/sinh học phân tử để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Bước 5: Điền kết quả vào biểu mẫu và rà soát trước khi gửi cho khách hàng.
Bước 6: Trả kết quả, sau đó tư vấn và giải đáp băn khoăn cho khách hàng. Đối với người dương tính với HIV, bác sĩ sẽ hỗ trợ đưa ra hướng chăm sóc và điều trị cụ thể.
Hướng điều trị nếu bạn mắc HIV
Nếu bạn mắc phải HIV, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bạn có thể thực hiện các phương pháp điều trị sau đây:
Điều trị hỗ trợ
Nếu một người mắc HIV không có triệu chứng, có thể không cần sử dụng thuốc mà áp dụng một số biện pháp như:
– Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…
– Giữ lối sống lạc quan, lành mạnh, tập thể dục đều đặn…
– Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, duy trì lối sống tình dục lành mạnh.
Điều trị dự phòng phơi nhiễm
Nếu tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị vật nhọn đâm rách tay, tiếp xúc với dịch tiết bị nhiễm, hoặc quan hệ tình dục không an toàn… Điều trị dự phòng phơi nhiễm giúp ngăn chặn virus HIV tấn công vào tế bào.
Thời điểm tốt nhất là sau 6 giờ và trong vòng tối đa 72 giờ sau tiếp xúc, sử dụng thuốc kháng sinh ARV trong vòng 4 tuần.
Điều trị lây nhiễm từ mẹ sang con
Phương pháp điều trị ARV cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV và trẻ mới sinh nhiễm bệnh là một phương pháp quan trọng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thời điểm mang thai. Trẻ sinh ra sẽ được tiêm ARV trong vòng 24 giờ và được theo dõi tại cơ sở y tế. Phương pháp điều trị này giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV từ 30% xuống còn 6%.
Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Người mắc HIV khi suy giảm miễn dịch có thể phải đối mặt với nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội như nấm miệng, Herpes, giời leo, tiêu chảy, lao,… Để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, người bệnh cần duy trì vệ sinh cơ bản trong ăn uống, sinh hoạt, tiêm chủng phòng ngừa, sử dụng kháng sinh, và điều trị bằng thuốc đặc trị cho từng loại bệnh cụ thể.
Điều trị kháng HIV
Điều trị kháng HIV hoặc điều trị ARV (Chống Retro Virus) là phương pháp điều trị kết hợp ba loại thuốc kháng HIV nhằm mục đích:
– Ngăn chặn sự phát triển của HIV, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
– Giảm lượng virus HIV giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
– Điều trị ARV được áp dụng khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội, số lượng tế bào CD4 dưới 250/mm3 máu. Quá trình điều trị kéo dài và phức tạp, nên cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tuân thủ đúng cách, người bệnh có tải virus HIV thấp hơn ngưỡng phát hiện, không có nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục.
Câu hỏi thường gặp
Galant sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết về xét nghiệm HIV và các vấn đề liên quan:
Xét nghiệm HIV bao lâu thì có kết quả?
Dựa vào cách thức thực hiện xét nghiệm, thời gian trả kết quả sẽ khác nhau:
– Xét nghiệm miễn dịch (ELISA hoặc EIA): Thường mất từ 3-5 ngày để có kết quả hoàn chỉnh. Quy trình bao gồm thu mẫu máu, vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm, xử lý và phân tích mẫu để phát hiện kháng thể HIV.
– Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction): Thời gian trả kết quả nhanh hơn so với các phương pháp khác, chỉ từ 1-2 ngày.
– Xét nghiệm HIV Combo (Thế hệ 4): Kết hợp xét nghiệm kháng thể HIV và kiểm tra antigen p24 (protein có trong HIV), thời gian thực hiện xét nghiệm từ 3-5 ngày, có thể khác nhau tùy theo cơ sở y tế.
– Xét nghiệm nhanh: Chỉ mất từ 15-20 phút thông qua việc thử mẫu máu hoặc nước bọt. Tuy nhiên, nếu kết quả là dương tính, cần phải thực hiện xét nghiệm khẳng định chuyên sâu khác.
Xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, không có mức giá cố định cho xét nghiệm HIV, mà phụ thuộc vào phương pháp và thiết bị sử dụng. Chi phí thường dao động từ 50.000-100.000 đồng cho xét nghiệm kháng thể HIV. Tuy nhiên, xét nghiệm trực tiếp có chi phí cao hơn, từ 500.000-800.000 đồng, do yêu cầu chuyên môn cao và thiết bị hiện đại. Xét nghiệm theo kỹ thuật PCR có thể lên đến 2.500.000 đồng.
Có nên tự xét nghiệm HIV tại nhà không?
Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm HIV tại nhà bằng que thử tự test với kết quả nhanh chóng. Điều này giúp người nghi ngờ có thể biết được tình trạng HIV của mình mà không cần phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu kết quả là dương tính, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm khẳng định tại cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo kết quả chính xác.
Xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?
Theo quan điểm của các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm HIV không yêu cầu bệnh nhân phải đói, trước khi đi kiểm tra, bệnh nhân cần thực hiện các bước sau:
– Không cạo lột vết thương hoặc vết loét.
– Tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là vùng sinh dục trước khi xét nghiệm.
– Đảm bảo ăn uống đầy đủ.
Xét nghiệm HIV 3 tháng âm tính đã an toàn hay chưa?
Sau khi người bệnh thực hiện xét nghiệm 3 tháng kể từ lúc có hành vi lây nhiễm, nếu kết quả âm tính vẫn chưa đủ để khẳng định an toàn. Bởi vì thời gian ủ bệnh trong cơ thể có thể lên đến 6 tháng. Sau 6 tháng, bạn nên thực hiện xét nghiệm lần 2 vì lúc này cơ thể mới sản xuất đủ kháng thể chống virus.
Xét nghiệm HIV hiện nay được áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy đến với Galant ngay để nhận tư vấn, hỗ trợ và thực hiện xét nghiệm kiểm tra nhanh chóng và an toàn nhất. Hãy để Galant đồng hành và chia sẻ cùng bạn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.