Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Bệnh giang mai ở nữ và những điều bạn cần đặc biệt lưu ý

Bệnh giang mai ở nữ

Giang mai là một căn bệnh nguy hiểm, phổ biến với cả nam và nữ. Tuy nhiên do cấu tạo đặc trưng của bộ phận sinh dục nên ở nữ bệnh này khó phát hiện hơn. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khả năng lây sang thai nhi thông qua nhau thai. Vì vậy việc phát hiện và phòng tránh bệnh giang mai ở nữ là vô cùng quan trọng. 

Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giang mai ở nữ

Lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương giang mai

Người bệnh không phát hiện tình trạng của mình rất dễ lây truyền qua con đường này. Những tiếp xúc thường ngày như là ôm hôn, dùng chung quần áo hay khăn tắm có thể chạm vào dịch từ nốt mụn gây ra do giang mai bị vỡ. Từ đó lây lan sang người khác.

Lây qua đường máu 

Đây là trường hợp này xảy ra nhiều nhất trong thời gian ủ bệnh. Thời điểm này cơ thể chưa có biểu hiện gì rõ ràng nhưng xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và đi vào trong máu. Vì thế, chúng có thể lây cho người khác nếu như truyền máu hoặc là dùng chung kim tiêm.

Quan hệ tình dục không an toàn  

Đây chính là nguyên nhân lây lan bệnh giang mai phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Theo như các thống kê, có đến 95% ca bệnh lây truyền qua con đường này. Trong trường hợp này, sử dụng bao cao su có thể phòng tránh được. 

Bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai ở nữ

Các dấu hiệu chính để nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn sơ cấp

Hay còn gọi là giai đoạn sơ cấp, với đặc trưng là những vết loét không đau. Chúng có xu hướng phát triển từ vị trí nhiễm trùng, tách biệt nhau và không tập trung thành cụm. Người phụ nữ còn có thể xuất hiện nhiều vết loét rải rác trên khắp cơ thể.

Các vết loét này có chứa vi khuẩn giang mai, vậy nên có thể lây lan sang người khác khi tiếp xúc da. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu này bạn cần đến với những cơ sở khám chữa uy tín để được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu và tiến triển sang giai đoạn thứ phát.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn thứ phát

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển giai đoạn thứ phát trong vòng từ vài tuần cho đến vài tháng.

Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn thứ phát thường đặc trưng bởi các mảng phát ban da. Chúng không ngứa và dễ bị nhầm lẫn thành viêm da. Phát ban xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể: như trong miệng, âm đạo hoặc là hậu môn. Đôi khi, có thể thấy trong cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Có thể hình thành các mảng da với màu xám hoặc trắng, đặc biệt là tại các khu vực ấm áp và ẩm ướt. Phổ biến nhất bao gồm nách, miệng, háng và bộ phận sinh dục. Tại giai đoạn này, vi khuẩn đã lan rộng ra khắp cơ thể. Do đó, có thể gặp các dấu hiệu kèm theo như:

  • Sốt
  • Nổi hạch
  • Uể oải, mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Rụng tóc
  • Đau nhức đầu
  • Đau mỏi cơ bắp

Các dấu hiệu này thường sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn tiềm ẩn hay giai đoạn cuối.

Bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn tiềm ẩn

Không phải tất cả bệnh nhân đều trải qua giai đoạn tiềm ẩn. Đặc trưng của giai đoạn này chính là không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào trong vài năm. Tuy nhiên vi khuẩn vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển sang giai đoạn cuối.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn cuối 

Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn cuối có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho nhiều hệ cơ quan trên cơ thể. Cụ thể như mắt, tim, mạch máu, gan, xương, khớp, não, hệ thống thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng phổ biến thường gặp phải bao gồm:

  • Khó vận động
  • Giảm hoặc mất hẳn thị lực
  • Suy giảm trí nhớ
  • Tê cơ hoặc là tê liệt tứ chi.

Giang mai bẩm sinh và nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con 

Phụ nữ mắc bệnh giang mai có thể truyền vi khuẩn sang thai nhi và dẫn đến tình trạng chết lưu. Theo các thống kê, trong số phụ nữ mắc bệnh giang mai, có tới 40% bị sẩy thai hoặc là thai chết ngay sau sinh. Do đó, tất cả cả phụ nữ mang thai đều nên cần khám định kỳ và thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết. Thường được chỉ định trong khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ.

Trong một số trường hợp, em bé bệnh giang mai vẫn có thể sống sót sau khi sinh ra. Tuy nhiên, có thể gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng bao gồm như chậm phát triển hay co giật. May mắn thay, giang mai bẩm sinh hiện đã có phương pháp điều trị. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo điều trị của bác sĩ.

Bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai ở nữ

Những phương pháp thường được dùng để chẩn đoán bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai ở nữ giới có thể được chẩn đoán bằng phương pháp cạo nền vết loét và soi dưới kính hiển vi trường tối. Với mục tiêu là tìm sự xuất hiện của xoắn khuẩn giang mai. 

Ngoài ra các xét nghiệm máu đặc biệt cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai. Bao gồm có xét nghiệm phòng thí nghiệm bệnh hoa liễu (VDRL) và xét nghiệm thuốc thử Plasminogen nhanh (RPR). Bản chất của chúng đều là phát hiện các phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Tuy nhiên ở đây không phải vi khuẩn Treponema thực sự gây ra nhiễm trùng. Do đó, còn được gọi là Treponemal.  

Xem Thêm: Một số triệu chứng bệnh giang mai thường gặp

Kết luận

Giang mai ở nữ giới là một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thấy bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ với phòng khám Galant để được xét nghiệm và thăm khám kịp thời nhé!

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC