Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Bệnh lậu và bệnh giang mai là hai trong ba bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến nhất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trong những năm gần đây. Các bệnh này là những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người, gây ra bệnh tật nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tính mạng. Vì thế, mỗi người chúng ta nên trang bị kiến thức nhất định về hai căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai. 

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai – Tổng quan về bệnh lậu và giang mai 

Tổng quan về bệnh giang mai lậu

Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thứ hai trên thế giới. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae. Bệnh có thể được truyền sang bạn tình khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn gây bệnh giang mai xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt trên da hoặc tiếp xúc với vết loét giang mai của bạn tình. Vết loét này được gọi là săng. Chúng thường xuất hiện trên âm hộ, âm đạo, hậu môn hoặc dương vật. Các vết loét ở bộ phận sinh dục do giang mai gây ra cũng dễ làm lây nhiễm và lây truyền HIV hơn. Bệnh giang mai cũng có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các nốt ban xuất hiện trong giai đoạn sau của bệnh.

Cả hai đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí trở thành mối đe dọa đối với tính mạng người bệnh.

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai
Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh giang mai và lậu

Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai lậu

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai cũng như bệnh lậu. Đặc biệt là trong quan hệ tình dục không an toàn:

  • Có nhiều hơn một bạn tình
  • Chung bạn tình với nhiều người khác
  • Quan hệ tình dục với người bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc sử dụng bao cao su có chất lượng kém
  • Trao đổi tình dục để lấy tiền hoặc chất cấm

Triệu chứng và dấu hiệu của giang mai lậu

Hai bệnh này rất nguy hiểm nhưng nếu chúng ta biết cách phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây để có thể nhận biết khi bản thân bị giang mai hay bệnh lậu.

Dấu hiệu của bệnh lậu

Bệnh lậu thường không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ. Nữ giới bị bệnh lậu có thể nhầm với bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo. Các triệu chứng bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo màu vàng 
  • Muốn đi tiểu nhiều hơn
  • Đau khi đi tiểu
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau nhói ở bụng dưới
  • Chảy máu trực tràng hoặc tiết dịch, đau đớn

Hình ảnh nội soi ống sinh dục ở bệnh nhân lậu

Đối với nam giới, có thể xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý của bệnh lậu trong vòng 2 đến 30 ngày sau khi tiếp xúc. Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu có thể là triệu chứng đầu tiên người bệnh nhận thấy. Các triệu chứng khác có thể xảy ra như là:

  • Muốn đi tiểu nhiều hơn hoặc khẩn cấp hơn
  • Tiết dịch giống như mủ hoặc nhỏ giọt từ dương vật (dịch tiết này có thể có màu vàng, trắng, màu be hoặc hơi xanh)
  • Sưng hoặc đổi màu ở đầu dương vật
  • Ngứa và đau ở hậu môn, tinh hoàn 
  • Chảy máu trực tràng hoặc tiết dịch, đau đớn
  • Đau khi đi tiểu
Bệnh giang mai triệu chứng
Bệnh giang mai triệu chứng

Dấu hiệu của giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai khác nhau theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn chính: Bệnh giang mai xuất hiện đầu tiên dưới dạng săng không đau. Vết này sẽ biến mất mà không cần điều trị sau 3 đến 6 tuần.
  • Giai đoạn thứ hai: Nếu bệnh không được điều trị, giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu khi săng đang lành hoặc vài tuần sau khi săng biến mất. Khi đó phát ban có thể xuất hiện. Các nốt ban thường thấy ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Ngoài ra, có thể thấy mụn cóc phẳng trên âm hộ. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng giống như bệnh cúm.
  • Nhiễm trùng tiềm ẩn: Phát ban và các triệu chứng khác có thể biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng điều đó không có nghĩa là nhiễm trùng đã biến mất. Nó có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Đây được gọi là nhiễm trùng tiềm ẩn.

Làm cách nào để xét nghiệm bệnh lậu và bệnh giang mai?

Xét nghiệm bệnh lậu có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu. Hoặc lấy mẫu bằng tăm bông từ âm đạo, miệng, cổ họng, trực tràng hay khu vực xung quanh cổ tử cung. Nên làm xét nghiệm sàng lọc hàng năm cho phụ nữ dưới 25 tuổi và phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lậu.

Chẩn đoán bệnh giang mai thường cần hai xét nghiệm máu. Không nên kiểm tra định kỳ bệnh giang mai cho phụ nữ không mang thai. Nhưng tất cả phụ nữ mang thai nên được khám sàng lọc trong lần khám phụ sản đầu tiên của họ. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai nên có thể được kiểm tra lại khi sinh. 

Bệnh giang mai lậu sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, nếu bạn thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đi đến cơ sở y tế để được xét nghiệm phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Tác hại của bệnh giang mai

Nếu không được điều trị tích cực, bệnh giang mai có thể trở lại ở dạng nghiêm trọng hơn vào nhiều năm sau. Bệnh giang mai giai đoạn cuối là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Các vấn đề về tim mạch, thần kinh và khối u có thể xảy ra với người bệnh. Dẫn đến hậu quả là tổn thương não, mù lòa, tê liệt, thậm chí là tử vong. Ở bất kỳ giai đoạn nào, bệnh giang mai cũng có thể ảnh hưởng đến não. Người bệnh có thể bị viêm màng não, gặp vấn đề về thính giác, thị lực hay các triệu chứng thần kinh khác.

Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, hậu quả do giang mai gây ra còn nguy hiểm hơn nữa. Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc nhiễm trùng bào thai. Đứa trẻ mới chào đời có thể mắc giang mai bẩm sinh do di truyền từ mẹ qua nhau thai. Vì thế, xét nghiệm sàng lọc bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết.

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai
Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Tác hại của bệnh lậu

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể di chuyển vào đường sinh sản. Gây ảnh hưởng xấu đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). Gây đau nặng, mãn tính và làm tổn thương các cơ quan sinh sản. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Khó để mang thai
  • Chửa ngoài dạ con, xảy ra khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh hay sẹo niệu đạo (đối với nam giới)

Bệnh lậu cũng có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng hiếm nhưng nghiêm trọng như viêm khớp và tổn thương van tim.

Điều trị giang mai và bệnh lậu như thế nào? 

Bệnh giang mai do vi khuẩn gây ra nên nó được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian điều trị phụ thuộc vào thời gian người bệnh bị nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu định kỳ để xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, các biến chứng nghiêm trọng có thể được ngăn chặn. Ngoài ra, nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, người bệnh nên làm thêm xét nghiệm HIV cho bản thân và bạn tình. 

Kháng sinh thường được sử dụng là penicillin với liệu trình tiêm bắp 3 liều. Mỗi liều là 2.400.000 đơn vị, khoảng cách giữa các lần tiêm là 1 tuần. Trong trường hợp người bệnh dị ứng penicillin, có thể dùng ceftriaxone thay thế.

Bệnh lậu thường được điều trị bằng hai loại kháng sinh. Phương pháp điều trị được khuyến cáo là tiêm một loại kháng sinh, sau đó là uống một viên thuốc kháng sinh khác. Nếu không có thuốc tiêm, người bệnh có thể uống hai loại thuốc kháng sinh. Và bệnh nhân không được quan hệ tình dục trong vòng bảy ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng biến mất. 

Phác đồ điều trị thường được khuyến cáo cho bệnh lậu là một liều duy nhất 500 mg ceftriaxone tiêm bắp. Cùng với một liều uống doxycycline hai lần mỗi ngày trong 7 ngày. Trước đây, ceftriaxone thường được khuyến cáo dùng với azithromycin. Nhưng hiện nay đã thay đổi vì vi khuẩn gây bệnh lậu ngày càng trở nên đề kháng với azithromycin.

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai
Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Phòng ngừa nhiễm bệnh giang mai và bệnh lậu

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục chính là biết cách quan hệ tình dục an toàn. Bạn đọc có thể tham khảo những điều dưới đây:

  • Sử dụng bao cao su chất lượng mỗi khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
  • Hiểu rõ về bạn tình của mình. Bạn hoặc bạn tình của bạn càng có nhiều mối quan hệ, nguy cơ mắc STI càng cao.
  • Trao đổi với bạn tình để biết họ có đang bị hay đã bị STI không.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vết loét nào trên bộ phận sinh dục.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời nếu mắc bệnh.

Địa chỉ uy tín giúp phát hiện và điều trị bệnh giang mai và bệnh lậu 

Một trong những nơi uy tín trong chữa trị hai bệnh này mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc là phòng khám Galant. Với đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại cùng sự tâm huyết luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, bạn có thể yên tâm khi tới khám và điều trị bệnh giang mai lậu. Điều này cũng đã được kiểm chứng bởi sự đánh giá tích cực từ những khách hàng đã và đang khám chữa bệnh ở đây.

Lời kết

Nếu bạn nghĩ mình có thể đã mắc bệnh giang mai hay bệnh lậu, hãy tránh hoạt động tình dục. Và nhanh chóng đến một cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có những hiểu biết nhất định hai căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là các tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai cũng như biết cách bảo vệ bản thân khỏi chúng. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC