DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

PrEP có hai cách uống hằng ngày và theo tình huống tùy vào đặc điểm của mỗi người bao gồm: kiểu QHTD,  tần suất có yếu tố nguy cơ, tình trạng nhiễm viêm gan B và một số yếu tố khác. Bác sĩ sẽ đánh giá và tư vấn một cách uống PrEP phù hợp.

CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP

  • Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên.

  • Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV.

  • Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV.

  • Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

  • Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao.

  • Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích

CÁC XÉT NGHIỆM KHI ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV

cac xet nghiem truoc dieu tri phoi nhiem

Xét nghiệm trước khi bắt đầu uống thuốc dự phòng

  • Xét nghiệm HIV: để xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm, nếu HIV dương tính thì kết nối điều trị.
  • Xét nghiệm giang mai: để tầm soát nhiễm giang mai.
  • Xét nghiệm viêm gan B (HbsAg): để kiểm tra tình trạng nhiễm viêm gan B, người có viêm gan B vẫn có thể điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhưng không được sử dụng theo kiểu tình huống mà phải uống hằng ngày và sau khi ngưng thuốc phải theo dõi kỹ tình trạng viêm gan B.
  • Xét nghiệm viêm gan C (Anti HCV): để kiểm tra tình trạng nhiễm viêm gan C
  • Xét nghiệm Creatinin: để kiểm tra chức năng thận tốt trước khi uống thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của mỗi người nếu cần thiết.

Xét nghiệm trong quá trình uống thuốc dự phòng

  • Xét nghiệm HIV tại mỗi thời điểm tái khám.

  • Các xét nghiệm giang mai, viêm gan C, chức năng thận sẽ tùy vào mốc tái khám sẽ được chỉ định.

  • Các xét nghiệm khác bác sĩ sẽ chỉ định vào mỗi đối tượng người bị phơi nhiễm như các xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

QUY TRÌNH

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM (PrEP) TẠI PHÒNG KHÁM GALANT

1. Đến phòng khám Galant hoặc gọi vào số điện thoại 0932 623 048 để đăng ký sử dụng PrEP

2. Bác sĩ đánh giá nguy cơ:

  • Nếu cần sẽ phải dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) trước khi sử dụng PrEP.
  • Nếu có hội chứng nhiễm HIV cấp thì sẽ trì hoãn sử dụng PrEP và xét nghiệm lại kiểm tra HIV.
3. Nếu đủ điều kiện sử dụng PrEP bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm.
4. Bác sĩ tư vấn kết quả xét nghiệm, chỉ định thuốc PrEP, cách uống thuốc, theo dõi các tác dụng phụ cách xử trí, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hẹn lịch tái khám và làm xét nghiệm kiểm tra.

CHIA SẺ

CHIA SẺ TỪ CÁC Y BÁC SĨ VÀ NHÂN VIÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • PrEP có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV rất cao thông qua các thử nghiệm lâm sàng đã được chứng minh.
  • Sử dụng PrEP đúng hướng dẫn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến 97%.
  • PrEP cần uống đều đặn mỗi ngày. Để giúp bạn không quên, việc uống PrEP nên gắn với một thói quen hằng ngày của bạn, như đánh răng, hoặc đặt chuông đồng hồ, điện thoại để nhắc nhở.

  • PrEP cần uống đều đặn hằng ngày vào bất cứ lúc nào (sáng, chiều, tối), trước hoặc sau khi ăn.

  • Nếu bạn quên uống một viên PrEP, hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Đôi khi có thể dùng 2 viên PrEP một ngày mà vẫn an toàn. Tuy nhiên không được dùng quá 2 viên một ngày.

  • PrEP chỉ đạt hiệu quả tối đa sau khi uống 7 ngày (đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và sau khi uống 21 ngày (đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc đường máu).

  • PrEP chỉ dự phòng được lây nhiễm HIV, vì vậy để dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, lậu, sùi mào gà,… nên sử dụng bao cao su.

  • Người có xét nghiệm HIV dương tính.

  • Người có hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.

  • Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

  • Người có độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.

  • Sử dụng PrEP tình huống cho người có giới tính khi sinh là nam, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới, người chuyển giới nữ, và không sử dụng hoóc môn khẳng định giới, và:

  • Tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần.

  • Đảm bảo được dùng thuốc trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục.

  • Đồng ý sử dụng PrEP theo tình huống.

  • Phụ nữ

  • Chuyển giới nữ đang sử dụng liệu pháp hoóc môn nữ.

  • Người có viêm gan B mạn tính

  • Người tiêm chích ma túy.

  •  Có xét nghiệm HIV dương tính, lúc này cần phải kết nối vào chương trình điều trị.

  • Khách hàng không còn nguy cơ nhiễm HIV (chung thủy một bạn tình, bạn tình có tải lượng HIV < 200 bản sao/mL máu,….).

  • Khách hàng tuân thủ kém hoặc muốn ngừng PrEP.

HÌNH ẢNH

HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NGÀY TẠI GALANT

DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM

BẢO MẬT – NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC