Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Phơi Nhiễm Là Gì? Hiểu Đúng Để Xử Lý Đúng Cách Khi Gặp Phải Trong Cuộc Sống

Phơi nhiễm là gì?

Khi nhắc đến cụm từ phơi nhiễm, mọi người thường liên tưởng đến các căn bệnh nguy hiểm như bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu gặp phải tình trạng phơi nhiễm mà bạn không biết cách xử lý đúng lúc, đúng kỹ thuật thì rất dễ sẽ bị lây nhiễm. Cùng Phòng khám đa khoa GALANT tìm hiểu những kiến thức về phơi nhiễm là gì và cách xử lý vấn đề đúng cách nhất bạn nhé! 

Hiểu rõ phơi nhiễm là gì? 

Phơi nhiễm HIV là gì? Đây là một tình trạng mà niêm mạc hay da người bình thường có sự tiếp xúc đối với máu, mô hay các dịch cơ thể của những người có nguy cơ nhiễm HIV. Từ đó, dẫn đến sự lây nhiễm lẫn nhau. (Theo Bộ Y tế) 

Các trường hợp thuộc triệu chứng phơi nhiễm HIV

  • Các trường hợp thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, lấy máu qua việc dùng kim đâm. 
  • Máu chảy ra từ vết thương đến từ việc mổ, hay các vật nhọn đâm vào làm bị thương hay chảy máu. 
  • Máu, mô hay dịch của bệnh nhân HIV dính vào các vùng da đang bị thương, hở,…
  • Khi thực hiện những thủ thuật y tế mà sử dụng những vật dụng có dính máu của người nhiễm HIV,…
  • Quan hệ tình dục với người nghi nhiễm/ nhiễm HIV mà không thực hiện biện pháp an toàn hay quan hệ trần. 

Mặc dù, phần trăm chắc chắn về việc người bị phơi nhiễm sẽ bị lây nhiễm HIV. Việc này còn tuỳ vào các nguyên nhân hay mức độ của hành động gây nên tình trạng phơi nhiễm. 

Vì vậy, khi được cho là bị phơi nhiễm, phải xử lý đúng cách là một điều rất quan trọng. Điều này sẽ hạn chế và giúp bạn, người thân hay mọi người xung quanh tránh sự lây nhiễm HIV. 

Xem thêm: PrEP là gì? Một số lưu ý khi sử dụng PrEP

Phơi nhiễm là gì?
Phơi nhiễm là gì?

Cách xử lý phơi nhiễm là gì? 

Dưới đây là quy trình xử lý phơi nhiễm nghề nghiệp nhanh cho các trường hợp phơi nhiễm. 

Với những vết thương chảy máu trên da cần thực hiện ngay những hành động sau đây:

  • Rửa vết thương với nước dưới vòi.
  • Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn.
  • Rửa vết thương bằng các dung dịch y tế trong thời gian tối thiểu là 5 phút. Các dung dịch đó có thể là xà phòng,  Javen 1.10, cồn y tế, dung dịch sát khuẩn, Dakin. 

Nếu tiếp xúc qua niêm mạc mắt thì rửa vết thương với nước cất hay nước muối (nồng độ NaCl 0,9% trong 5 phút). 

Tiếp xúc vết thương qua niêm mạc miệng mũi: 

  • Rửa vết thương bằng nước cất hay nước muối.
  • Súc miệng bằng nước muối nhiều lần. 

Biểu hiện cho các cấp độ phơi nhiễm

Tình trạng phơi nhiễm nguy cơ cao: 

  • Vết thương sâu và chảy máu với lượng nhiều.
  • Máu, mô hay dịch của bệnh nhân nhiễm HIV đã dính vào các vết thương đã bị loét rộng. 

Tình trạng phơi nhiễm nguy cơ thấp: 

  • Vết thương chủ yếu nằm trên bề mặt, có thể không chảy máu hay rất ít. 
  • Máu, mô hay dịch của bệnh nhân nhiễm HIV đã dính vào các vết thương nhưng không tổn thương hay viêm loét nhiều

Nguy cơ phơi nhiễm không có: Máu, mô hay dịch của bệnh nhân nhiễm HIV chỉ dính trên bề mặt da. 

Phơi nhiễm là gì?
Phơi nhiễm là gì?

Cách điều trị phơi nhiễm là gì?

Phơi nhiễm HIV có chữa được không? Khi đã bị phơi nhiễm thì phương pháp điều trị được cho là tốt và hiệu quả nhất là sử dụng thuốc ARV. Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao thì phải thực hiện điều trị trong thời gian sớm nhất có thể. 

Thời gian tối ưu nhất sau tầm 2-6 tiếng và không quá 72 tiếng khi bị nghi phơi nhiễm. Điều trị ARV khoảng 4 tuần và áp dụng theo các phác đồ mà bác sĩ chỉ định như ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.

Đối với các trường hợp làm việc chuyên môn nếu bị nhiễm phơi nhiễm mới được điều trị miễn phí. Còn các trường hợp khác thì sẽ không được hưởng chế độ này. Tuy vậy, người bị phơi nhiễm cũng có thể mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ tại các hiệu thuốc để điều trị. 

Trong thời gian điều trị phơi nhiễm thì cần phải quan sát những biểu hiện được cho là tác dụng phụ của thuốc ARV bằng cách: 

  • Thực hiện xét nghiệm máu
  • Đo chỉ số men gan ALT/SGPT trước và sau khi điều trị 2 tuần
  • Kể từ khi phơi nhiễm thì phải xét nghiệm HIV tại các mốc thời gian 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng 

Xem Thêm: Xét Nghiệm Hiv Sau 8 Tuần Có Chính Xác Không?

Trong khoảng thời gian kể trên, để không lây nhiễm cho mọi người xung quanh thì người bị phơi nhiễm phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm đúng cách. Sau 6 tháng đi xét nghiệm lại mà cho ra kết quả âm tính thì lúc đó có thể đảm bảo rằng sẽ không có khả năng bị lây nhiễm HIV trong trường hợp đó nữa. 

 Phòng khám đa khoa GALANT là một địa điểm phòng khám có chất lượng chuyên môn cao cùng với đội ngũ y, bác sĩ trình độ hàng đầu. Tại đây, thực hiện các dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh một cách chuyên nghiệp, đúng chuẩn quy trình mang lại sự an toàn tuyệt đối. Khách hàng khi thực hiện xét nghiệm hay điều trị tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả xét nghiệm hay liệu trình điều trị. Để được tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi qua HOTLINE để được phục vụ một cách nhanh chóng. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC