Giang mai giai đoạn 1 – mối nguy hiểm tiềm tàng

Giang mai giai đoạn 1

Giang mai được chia thành rất nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ đặc trưng bở nhiều dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên cần phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất để kịp thời có phương pháp chữa trị. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giang mai giai đoạn 1 qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh giang mai giai đoạn 1 là gì? 

Giang mai là một bệnh hoa liễu truyền nhiễm do một loại xoắn khuẩn tên là Treponema pallidum gây ra. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có tiếp xúc với những tổn thương nhiễm trùng, từ mẹ sang con, qua truyền máu và đôi khi là cả do tiếp xúc với dịch tiết của các san thương trên da.

Nếu không được điều trị dứt điểm, diễn biến của bệnh giang mai sẽ bao gồm các giai đoạn: Sơ cấp( giai đoạn 1), thứ cấp, tiềm ẩn và mạn tính. Mỗi giai đoạn sẽ có hình thái tổn thương và biểu hiện bệnh khác nhau ảnh hưởng đến từng hệ cơ quan.

Xem Thêm: Một số triệu chứng bệnh giang mai thường gặp

Tác nhân gây bệnh 

  1. pallidum là một vi khuẩn có dạng xoắn ốc, mỏng, dài từ 6-15 micromet, đường kính chỉ 0,25 micromet. Chúng vô hình trên kính hiển vi trường tối do có kích thước quá nhỏ. Do đó chỉ có thể dựa vào các chuyển động nhấp nhô đặc biệt của loại vi khuẩn này để xác định sự xuất hiện của chúng. Do khả năng sống độc lập tương đối kém nên xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn bên ngoài cơ thể. Vì vậy, chỉ có tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn mới lây nhiễm bệnh.
Giang mai giai đoạn 1
Giang mai giai đoạn 1

Giang mai giai đoạn 1 chính là giai đoạn đầu tiên, khi cơ thể vừa mới nhiễm vi trùng. Quá trình nhiễm bệnh

Tại thời điểm giang mai giai đoạn đầu, T pallidum sẽ nhanh chóng xâm nhập vào phần màng nhầy còn nguyên vẹn hoặc là các vết trầy xước siêu nhỏ. Trong vài giờ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hàng rào bạch huyết và máu rồi tạo ra nhiễm trùng hệ thống. Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc cho đến khi có xuất hiện tổn thương nguyên phát trung bình là 3 tuần nhưng cũng có thể dao động từ 10 đến 90 ngày.

Sau khi sự xâm nhập đã diễn ra, hệ miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng quá mẫn loại chậm đối với T pallidum. Quá trình này, tế bào lympho T và đại thực bào nhạy cảm dẫn đến phản ứng loét và hoại tử vùng sang thương. Đồng thời, kháng nguyên của T pallidum cũng kích thích sản sinh ra các kháng thể tuy nhiên miễn dịch đối với bệnh giang mai là không đầy đủ. Chỉ đủ để ngăn ngừa sự hình thành tổn thương nhưng không đủ để loại bỏ hoàn toàn sinh vật ra khỏi cơ thể.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1 như thế nào?

Biểu hiện của giang mai giai đoạn đầu không đặc hiệu và có nhiều tương đồng với các bệnh lý khác. Theo đó, để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai, cần theo dõi bệnh sử và tiến trình thời gian khởi phát bệnh.

Bệnh giang mai giai đoạn 1 thường biểu hiện rõ nhất trong vòng từ 10 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Dấu hiệu nổi bật nhất là trên dương vật ở nam và âm hộ hoặc cổ tử cung ở nữ.

Các tổn thương màu đỏ đơn độc, lớn dần lên, vững chắc và có đường kính lên đến vài centimet được gọi là “săng giang mai” bắt đầu dần được hình thành. Săng sẽ ăn mòn và tạo ra một vết loét trung tâm với các cạnh cao ở xung quanh. Những vết xăng này thường sẽ tự lành trong vòng từ 4 đến 8 tuần dù có được điều trị hay không.

Tại giai đoạn đầu tiên này, việc thăm khám chủ yếu tập trung mô tả các đặc điểm trên tổn thương da. Xác định xem chúng có phải là săng giang mai hay không. 

Xem Thêm: Săng giang mai là gì?

Cách điều trị giang mai giai đoạn 1 

Phương pháp điều trị dành cho thai phụ 

Có thể nói phụ nữ có thai là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đặc biệt tại thời điểm những tháng đầu thai kỳ giang mai có thể gây ra sảy thai, lưu thai hay dị tật. Các tháng cuối thì có thể khiến sinh non hoặc là lây qua trẻ sơ sinh. Vì vậy khám sàng lọc bệnh giang mai chính là việc làm vô cùng cần thiết với phụ nữ có thai ngay từ thời điểm đầu mới mang thai.

Vậy nếu đã phát hiện bệnh thì phải làm gì? Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh chính là biện pháp an toàn duy nhất có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai mắc giang mai. Tùy theo mức độ bệnh và tình hình sức khỏe của thai phụ mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh cũng như liều lượng, thời điểm và đường dùng (uống hoặc tiêm) phù hợp.

Ngoài ra, khi phát hiện thai phụ mắc giang mai, cần theo dõi và xét nghiệm cả người chồng. Đồng thời trong quá trình điều trị tuyệt đối không được quan hệ cho đến khi hết thai kỳ.

Giang mai giai đoạn 1
Giang mai giai đoạn 1

Điều trị giang mai giai đoạn 1 cho trẻ sơ sinh 

Trẻ em có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai thông qua nhau thai. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên có nhiều trường hợp không có biểu hiện bệnh cũng như kết quả sàng lọc RPR cho ra kết quả âm tính.

Tuy nhiên nếu mẹ mắc bệnh giang mai và có thể sinh được trẻ thì cần theo dõi và làm những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Có thể nói cách chữa bệnh giang mai cho trẻ nhỏ phổ biến nhất chính là dùng kháng sinh.

Điều trị giang mai giai đoạn 1 cho người trưởng thành

Điều trị giang mai giai đoạn 1 hiệu quả nhất chính là liệu pháp cân bằng miễn dịch. Phương pháp này có thể ngăn cản được sự phát triển của xoắn khuẩn. Từ đó phá vỡ cấu trúc tự bảo vệ và tiêu diệt hoàn toàn chúng. Cách thức được sử dụng nhiều nhất chính là thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm bắp. Sau đó sử dụng các biện pháp khác nhằm chăm sóc sức khỏe và tăng cường khả năng đề kháng của người bệnh.

Bệnh giang mai ở nữ
Bệnh giang mai ở nữ

Kết luận

Trên đây chính là một vài thông tin về bệnh giang mai giai đoạn 1. Mặc dù chưa có bất kỳ biểu hiện nào quá nguy hiểm nhưng nếu không nếu không chữa trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy hãy liên hệ ngay với Phòng khám Galant để được xét nghiệm và chẩn đoán khi có dấu hiệu bệnh nhé!

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC