Biến chứng bệnh giang mai – Bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hẳn không?

Biến chứng bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong danh sách các loại bệnh truyền nhiễm gây hại đến sức khỏe, tinh thần đáng báo động nhất hiện nay.  Một loại bệnh lậu – nhiễm khuẩn do Treponema pallidum gây ra (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai). Tuy nhiên, bệnh không dễ phát hiện cho đến khi bộc phát ra bên ngoài bằng những vết lở, nốt sần chi chít kèm dịch nhầy. Rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện kịp thời mình đang mang trong mình 1 căn bệnh quái ác như giang mai. Càng nguy hiểm hơn nếu không biết được những giai đoạn và biến chứng bệnh đang phát triển, nhằm có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh đáng sợ này, mời các bạn theo dõi những thông tin trong bài viết ngày hôm nay “Biến chứng bệnh giang mai – Bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hẳn không?” để có đủ kiến thức phòng tránh hoặc nhận biết và chăm sóc y tế kịp thời. 

Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai

Tìm hiểu biến chứng giang mai qua từng giai đoạn 

Thường thì bệnh giang mai sẽ xảy ra trong 3 thời kỳ bệnh cơ bản. Mặc khác, do thể chất của mỗi người mà bệnh phát triển nhanh hay trong chậm khác nhau, chính vì vậy tất cả mọi người phải hết sức cẩn thận, lưu ý các dấu hiệu và biến chứng giang mai từng giai đoạn.

Thời kỳ đầu

Giai đoạn đầu của bệnh lý kéo dài khoảng 3 tuần. Đây là thời kỳ ủ bệnh, mầm bệnh thường lưu trú để phá hoại các tế bào trong cơ thể. Sau khi vi khuẩn đủ mạnh, tế bào phòng vệ của cơ thể yếu dần, da sẽ bắt đầu các triệu chứng của nổi hạch và săng. 

Săng/ hạch giang mai chính là một vết sần nền cứng, có giới hạn và đều, nổi không cao, dạng hình tròn hoặc elip, có kích thước từ 0,5 đến 2cm, màu đỏ như thịt tươi và bóp không đau. Những săng này thường thấy nhất là ở niêm mạc sinh dục, miệng, môi, lưỡi, …. Hạch giang mai sẽ xuất hiện 1 tuần sau đó khi có săng, một số loại hạch cần biết như: hạch sưng to, hạch chùm và hạch chúa (đây là hạch to nhất).

Biến chứng bệnh giang mai
Biến chứng bệnh giang mai

Thời kỳ giữa

Tiếp sau giai đoạn đầu 3 tuần, giai đoạn 2 bắt đầu sau 45 ngày từ khi xuất hiện săng/ hạch giang mai. Giai đoạn bệnh này có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm. Lúc này cơ thể bắt đầu có những biểu hiện thấy rõ như tổn thương da và niêm mạc, nhưng khi lành thì không để lại sẹo. Xoắn khuẩn Treponema pallidum sẽ gây nhiễm trùng huyết, khiến người bệnh xảy ra các triệu chứng nhiễm trùng máu, nổi hạch, nóng sốt. 

Thời gian này có các biểu hiện giang mai lâm sàng như: Các nốt sần trên cơ thể với nhiều hình thù, kích thước đa dạng (sẩn vảy nến, sẩn màu hồng hoặc đỏ bị thâm nhiễm và có viền vảy xung quanh, sẩn dạng trứng cá, sẩn giang mai hoạt tử,…) và các dát đỏ hồng nổi rải rác khắp thân, sẩn phì to thường gặp ở bộ phận sinh dục và hậu môn, viêm nhiễm săng lan rộng và thấy rõ kèm theo dấu hiệu rụng tóc.

Thời kỳ cuối

Đây là giai đoạn cuối cùng bệnh giang mai, xuất hiện từ 5 đến 15 năm sau khi săng/ hạch và các triệu chứng gôm xương ở da, nội tạng, tim mạch, thần kinh và săng thương sâu. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người khác nữa, vì vi khuẩn Treponema pallidum đã xâm nhập sâu vào phủ tạng, không còn ở niêm mạc hay da để truyền nhiễm mầm bệnh. Đây là giai đoạn chủ yếu gây ra các tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý cho chính cơ thể người bệnh.

Giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là giai đoạn phát triển kín của bệnh tình, do đó người mắc phải không dễ nhận biết. Chỉ có thể phát hiện khi phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh. 

Xem Thêm: Nguyên nhân bị giang mai nhức nhối hiện nay

Biểu hiện của người bị nhiễm giang mai

Qua những giai đoạn trên, ta có thể nắm rõ biến chứng bệnh giang mai nguy hiểm và đáng sợ như sau:

  • Bệnh giang mai không chỉ gây ra các triệu chứng lở loét, viêm nhiễm trên da hay niêm mạc mà nó còn ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan bên trong cơ thể
  • Xoắn khuẩn Treponema pallidum tác động xấu đến toàn bộ chủ thể mắc bệnh, bao gồm các cơ quan nội tạng như tim, gan, thần kinh,… .
  • Bệnh còn biến chứng nguy hiểm như: phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn thần kinh, viêm động mạch chủ, … nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Trường hợp giang mai bẩm sinh, có tỷ lệ dị dạng thai nhi sau sinh hoặc tử vong rất cao. 
Biến chứng bệnh giang mai
Biến chứng bệnh giang mai

Cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả bệnh giang mai để lại

Không phải tự nhiên mà giang mai bị liệt kê vào danh sách đỏ các loại bệnh đáng sợ và được cả thế giới dè chừng. Bởi những hậu quả mà nó tác động đến người bị nhiễm bệnh là quá khủng khiếp, chỉ sau HIV – AIDS. Gây ảnh hưởng toàn bộ cơ thể người bệnh từ ngoài vào trong. Những hậu quả bệnh giang mai điển hình nhất là:

Hậu quả về chức năng cảm giác

Gây rối loạn chức năng cảm nhận, cảm giác. Giai đoạn này người bệnh sẽ đi lại cực kỳ khó khăn bởi những cơn đau nhức xương khớp, cơ bị giật mạnh, đầu các chi xót như bị dao cắt.

Hậu quả đến hệ thần kinh trung ương

Xoắn khuẩn Treponema pallidum tấn công trực tiếp đến trung tâm thần kinh của cơ thể người bệnh, gây ra những thay đổi về tâm lý như: đau đầu, mỏi cổ, giảm thị lực và nguy hiểm hơn hết là có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.

Hậu quả dẫn đến xuất huyết máu

Khi xoắn khuẩn xâm nhập vào máu thì diễn biến bệnh phát triển rất nhanh, tác động xấu đến các cơ quan nội tạng, làm tàn tật, bại liệt, khiến người bệnh mất mạng.

Hậu quả tác động đến hệ thống các mạch máu

Gây tình trạng tắc nghẽn động mạch chủ, viêm động mạch chủ. 

Hậu quả đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mắc bệnh giang mai khi đang mang thai không những chịu ảnh hưởng xấu đến bản thân, mà bệnh còn gây nên hệ lụy không nhỏ cho bào thai trong bụng. Trẻ sau sinh chắc chắn bị giang mai bẩm sinh, tình trạng xấu hơn là mất mạng ngay trong bụng mẹ.

Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai
Tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai

Tại sao bị nhiễm giang mai? –  Hình thức truyền nhiễm là gì?

Tương tự như các loại bệnh lậu khác, giang mai là một căn bệnh lây nhiễm thông qua qua đường tình dục. Những vết trầy xước trên cơ thể, niêm mạc khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn Treponema pallidum (có trong các dịch nhầy, tổn thương từ những vết lở loét,…) do mầm bệnh gây ra. 

Ngoài ra, bệnh còn lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai phát triển trên 4 tháng tuổi. Truyền nhiễm thông qua đường máu, do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập nhờ vào sự liên kết giữa mẹ và con qua dây rốn. 

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương về mặt tinh thần, sức khỏe trầm trọng. Điển hình như: Phát ban, nổi nốt đỏ kèm dịch nhầy khắp da, đau nhức cơ – xương, viêm loét bộ phận sinh dục và quan trọng các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 

Tuy nhiên, không phải ai có lối sống không lành mạnh thì mới bị nhiễm bệnh này, người bị giang mai chủ quan nhất là người bị nhiễm bệnh một cách khách quan, như: tiếp xúc gần vết xước có chảy máu với người mắc bệnh nhưng không hay biết, hoặc tiếp xúc trong lúc giai đoạn bệnh của người kia chỉ ở giai đoạn đầu, chưa có dấu hiệu rõ ràng để nhận diện. 

Xem Thêm: Bệnh giang mai và cách điều trị bệnh giang mai khỏi dứt điểm

Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh 

Hầu hết mọi người, nếu phát hiện mình mắc bệnh thì câu hỏi đầu tiên chắc chắn sẽ là bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Giang mai là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nếu phát hiện kịp thời thì có thể chữa trị. Ở những ca bệnh giang mai chỉ mới phát giai đoạn đầu thì việc chữa trị hoàn toàn có thể và khả năng chữa khỏi khá cao. 

Quy trình điều trị chung cho bệnh giai đoạn đầu là dùng thuốc kháng sinh penicillin do bác sĩ thăm khám chỉ định. Trường hợp người bệnh dị ứng các thành phần có trong thuốc penicillin thì phương án điều trị sẽ chuyển sang dùng kháng sinh có cơ chế hoạt động tương tự như: ceftriaxone, azithromycin hoặc doxycycline. Ngoài dùng thuốc, để đạt hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ các quy định sinh hoạt do bác sĩ đặt ra.

Thời gian chữa khỏi bệnh giang mai có lâu không?

Thời gian điều trị bệnh giang mai phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không riêng gì quá trình uống thuốc đều đặn là sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, với thắc mắc bệnh giang mai chữa bao lâu thì khỏi? Chúng tôi có thể đưa ra những yếu tố tác động đến hiệu quả chữa trị cho độc giả tham khảo như sau:

  • Tùy vào biến chứng giang mai và chủ thể mắc bệnh là nam hay nữ sẽ có phương án dùng thuốc và cách chữa trị khác nhau. 
  • Theo thống kê chung, thời gian điều trị các ca bệnh giang mai ỏ giai đoạn 1 và 2, thường là 6 tháng. Thời gian trị bệnh càng nhanh nếu người bệnh phát hiện bị nhiễm xoắn khuẩn càng sớm.
  • Tinh thần lạc quan, có niềm tin vào y học và khao khát sự sống cũng là 1 yếu tố quan trọng thúc đẩy người bệnh chiến thắng xoắn khuẩn giang mai
  • Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần thăm khám đúng định kỳ, sống lành mạnh, thực hiện đúng phác đồ để tăng kháng thể nhằm rút ngắn thời gian chữa trị.
Xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai

Bệnh giang mai có điều trị khỏi hoàn toàn không? Thời gian vàng để trị bệnh là khi nào?

Bệnh giang mai có thể coi là 1 căn bệnh xã hội, có tầm nguy hiểm xấp xỉ HIV – AIDS, nhưng nếu người bệnh phát hiện kịp thời vào khoản 2 tuần đầu ủ bệnh thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vậy, nếu sau 2 tuần thì bệnh giang mai có điều trị khỏi không? Phát hiện bệnh càng trễ, thời gian điều trị sẽ càng lâu. Đặc biệt, khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối thì hy vọng chữa khỏi hoàn toàn 100 % dường như dập tắt. Chỉ có thể dùng thuốc để ngăn chặn tình trạng phát triển của bệnh chứ không thể chữa khỏi 100%.

Phương pháp trị bệnh giang mai

Chung quy về vấn đề điều trị và chữa bệnh giang mai, người mắc bệnh luôn luôn trong tâm thế lo lắng, bất an với câu hỏi lọt top như giang mai chữa khỏi không? làm thế nào để điều trị mang lại hiệu quả cao? Theo như thông tin chia sẻ từ các bác sĩ, giang mai có chữa khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh hiện tại, cùng tình trạng sức khỏe của chủ thể. 

Sau khi kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị thích hợp để cân bằng miễn dịch, áp dụng các kỹ thuật y khoa tiên tiến, giúp tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn Treponema pallidum, phục hồi tế bào gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát,… hỗ trợ cho quá trình chữa khỏi thành công, hiệu quả nhất. Đông thời tiết kiệm thời gian, kinh phí cho người bệnh một cách tối ưu nhất có thể.

Kết luận

Hy vọng, qua những thông tin mà phòng khám Galant Clinic chia sẻ  trong bài viết “Biến chứng bệnh giang mai” sẽ làm các bạn hài lòng với thắc mắc, tò mò của bản thân. Qua đó, nhờ vào những kiến thức hữu ích này để có kỹ năng sống tốt hơn. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC