Bệnh giang mai và bệnh lậu là hai căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Mỗi bệnh có đặc điểm, cơ chế bệnh sinh riêng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một vài đặc điểm giống nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mối liên quan giữa bệnh giang mai và bệnh lậu trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một loại bệnh nhiễm khuẩn, do Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua các vết xước trên da và niêm mạc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ khoảng tháng thứ 4 trở đi. Bởi chúng có thể xâm nhập vào máu của thai nhi qua dây rốn.
Bên cạnh đó, do cấu tạo của bộ phận sinh dục dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, trong đó có giang mai. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương tại tất cả các bộ phận trên cơ thể. Có thể kể đến là viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng.
Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai
Nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai
Vào năm 1905 Schaudinn và Hoffmann đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh giang mai. Là do một xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum. Chúng có cấu tạo hình lò xo, bao gồm từ 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này là tương đối rất yếu, sau khi ra khỏi cơ thể chỉ sống được vài giờ.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Có thể nói triệu chứng của bệnh giang mai sẽ thay đổi tùy theo từng thời kỳ. Với những dấu hiệu đặc trưng khác nhau có thể kể đến như sau:
Thời kỳ 1
Đây là thời kỳ ủ bệnh, kéo dài trong khoảng 3 tuần. Sau khi qua thời kỳ ủ bệnh này, sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của săng và hạch. Săng giang mai được hiểu là một vết trợt nông, có hình tròn hay bầu dục. Gờ không nổi cao, kích thước nhỏ, chỉ khoảng 0,5 – 2cm với giới hạn rõ và đều đặn. Đáy vết loét sạch và màu đỏ như thịt tươi, nền cứng bóp không đau.
Săng giang mai có thể thấy ở khắp nơi trên cơ thể, thường gặp nhất là ở niêm mạc bộ phận sinh dục. Ở nữ giới thấy nhiều tại môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới thì là quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật… Ngoài ra, săng giang mai cũng có thể tìm thấy ở miệng, môi, lưỡi…Hạch thường xuất hiện từ 5 – 6 ngày sau khi có săng, sưng to và thành chùm, và có một hạch to nhất là hạch chúa.
Thời kỳ 2
Là giai đoạn bắt đầu từ khoảng 45 ngày sau khi có săng giang mai và kéo dài từ 2 – 3 năm. Đặc trưng là sự xuất hiện của các tổn thương da và niêm mạc. Tuy nhiên chúng có thể tự lành sau một thời gian và không để lại sẹo. Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể gây nhiễm trùng huyết với triệu chứng nóng sốt và nổi hạch.
Ngoài ra, thời kỳ này cơ thể bệnh nhân thường xuất hiện: các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình. Chúng được gọi là sẩn giang mai với rất nhiều hình thái đa dạng. Có màu đỏ hồng, thâm nhiễm và nhiều viền vảy xung quanh.
Thời kỳ 3
Xuất hiện thường từ khoảng 5, 10 thậm chí là 15 năm sau khi xuất hiện săng giang mai. Các triệu chứng xuất hiện là các gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và cả thần kinh. Ở giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm hơn. Sở dĩ là do xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào sâu trong phủ tạng, không còn nhiều ở da, niêm mạc nữa.
Ngoài ra cần lưu ý: Giữa các thời kỳ có thể xuất hiện thời gian không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Đó là giang mai kín và chỉ được phát hiện chỉ khi xét nghiệm huyết thanh tại các bệnh viện và phòng khám.
Xem Thêm: Một số triệu chứng bệnh giang mai thường gặp
Biến chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Tổn thương trầm trọng tất cả các cơ quan trong cơ thể.
- Tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt và các cơ quan như gan, tim mạch, thần kinh.
- Bệnh có thể gây ra phình động mạch chủ, viêm động mạch chủ, rối loạn tâm thần, bại liệt toàn thân, viêm gan.
- Giang mai bẩm sinh còn có thể gây ra tử vong cho thai nhi dẫn đến dị dạng thai sau khi sinh.
Các con đường lây nhiễm của bệnh giang mai
Bệnh giang mai lây lan chủ yếu thông qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bệnh thường lây truyền mạnh nhất ở thời kỳ 1 và 2. Lúc này các thương tổn da và niêm mạc có chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai. Do đó, chúng dễ dàng xâm nhập qua da – niêm mạc của bộ phận sinh dục. Các yếu tố gây tăng nguy cơ lây lan bệnh là bị nhiễm HIV/AIDS, tổn thương ở bộ phận sinh dục. Hay có những hành vi tình dục không được bảo vệ (như quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới…).
Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể lây lan do truyền máu. Cụ thể là truyền máu của người nhiễm bệnh hay tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không được khử khuẩn. Bên cạnh đó là lây lan gián tiếp thông qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.
Tổng quan về bệnh lậu
Bệnh lậu là gì?
Bệnh giang mai và bệnh lậu đều là những căn bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên bệnh lậu do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện ở cơ quan tiết niệu, sinh dục hay họng, miệng. Nếu như điều trị không đúng cách thì còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung…Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của phụ nữ.
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu. Chúng thường sắp xếp thành từng cặp nên còn được gọi là song cầu khuẩn. Loại vi khuẩn này thường không thể sống quá vài phút sau khi ra khỏi cơ thể người. Do đó, bệnh lậu thường không lây nhiễm thông qua tiếp xúc bình thường.
Triệu chứng của bệnh lậu
Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh thường có rất ít biểu hiện hay thậm chí là không có bất cứ biểu hiện nào. Sau khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, bệnh sẽ khác nhau ở nam và nữ. Cụ thể:
Ở nữ giới
Biểu hiện của bệnh lậu ở người phụ nữ là tương đối mơ hồ, không rõ ràng. Dẫn tới việc nhiều chị em lầm tưởng rằng mình mắc các bệnh phụ khoa thông thường. Các dấu hiệu gợi ý về việc mắc bệnh lậu ở người phụ nữ bao gồm: tiểu rát, tiểu buốt, vùng kín xuất hiện dịch mủ xanh, vàng, hôi.
Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản. Ví dụ như thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng, vô sinh…
Ở nam giới
Biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới có thể nói là rõ ràng hơn so với nữ giới. Có thể kể đến như: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu hay mủ.
Biểu hiện đặc trưng của người nam khi bị nhiễm vi khuẩn lậu chính là xuất hiện giọt mủ màu trắng đục ở lỗ tiểu vào lúc sáng sớm. Khi thấy những triệu chứng này, có thể nghi ngờ ngay rằng người nam đang mắc bệnh lậu.
Trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai nếu như không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì bệnh lậu có thể lây cho trẻ trong khi sinh.
Dấu hiệu gợi ý cho việc trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh lậu là viêm kết mạc với nhiều triệu chứng như mắt đỏ và mưng mủ.
Ngoài ra, đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm não do vi khuẩn lậu.
Những biến chứng của bệnh lậu
Ngoài các triệu chứng tại cơ quan tiết niệu và sinh dục như là tiểu rát, tiểu buốt, tiểu mủ, tiểu máu. Thì bệnh lậu còn có thể để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng bao gồm:
- Suy giảm chức năng sinh sản hay thậm chí là cả vô sinh.
- Ở nam giới, vi khuẩn lậu có thể gây ra viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt.
- Với nữ giới, vi khuẩn lậu có thể gây ra viêm tắc nghẽn vòi trứng, tăng nguy cơ xảy ra thai ngoài tử cung hay là vô sinh.
- Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh. Gây ra nguy cơ bị viêm não, viêm màng não, viêm kết mạc do vi khuẩn lậu.
- Trường hợp nặng, vi khuẩn lậu còn có thể lan truyền theo đường máu, gây ra nhiễm trùng máu. Biểu hiện bệnh toàn thân là sốt phát ban, viêm khớp và nguy cơ tử vong cao.
Các con đường lây truyền của bệnh lậu
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Người mắc bệnh lậu có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Ngoài ra thì đường hậu môn hay đường miệng cũng mang đến nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu nếu như không được phòng tránh an toàn.
Bệnh lậu có thể lây truyền trong quá trình sinh nở từ mẹ sang trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến mắt và sự phát triển của thể chất cũng như trí tuệ.
Các trường hợp truyền máu của người bị mắc bệnh cũng có thể gây ra lây nhiễm.
Liệu lậu và giang mai có giống nhau không?
Bệnh giang mai và bệnh lậu tương đối giống nhau về con đường truyền nhiễm. Ngoài ra chúng cũng đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai và bệnh lậu đều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Gây tổn thương lên toàn bộ tế bào da và có thể làm biến dạng cơ thể.
- Người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, ung thư tinh hoàn, suy tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, …
- Gia tăng nguy cơ gây vô sinh và hiếm muộn ở cả nam và nữ
Vậy bệnh lậu giang mai có chữa được không?
Nếu như được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và đúng phương pháp thì bệnh giang mai và bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa được. Còn đối với những trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng thì quá trình này sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Khả năng điều trị khỏi cũng sẽ thấp hơn.
Bệnh giang mai và bệnh lậu là hai căn bệnh có diễn tiến tương đối phức tạp và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Do đó, ngay khi thấy biểu hiện của bệnh, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà hãy đến với các cơ sở uy tín để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và phân biệt giữa bệnh giang mai và bệnh lậu. Đây là hai căn bệnh xã hội tương đối nguy hiểm. Nếu như không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, cần có các biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.