Giang mai giai đoạn 3 – kẻ giết người tiềm ẩn 

Giang mai giai đoạn 3

Bệnh giang mai thường phát triển qua nhiều giai đoạn với đặc điểm và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có thể nói giai đoạn 3 chính là thời điểm nguy hiểm nhất. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giang mai giai đoạn 3 trong bài viết dưới đây nhé!

Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai

Giang mai giai đoạn 3 là gì?

Bệnh giang mai sẽ tiến triển đến giai đoạn 3 nếu như không được điều trị dứt điểm. Lúc này vi khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên chúng không còn gây ra những biểu hiện hoặc triệu chứng nhiễm trùng như 2 giai đoạn trước. Theo đó thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác trong giai đoạn này qua các con đường tiếp xúc thông thường cũng hạn chế hơn.

Tại sao giang mai giai đoạn 3 lại nguy hiểm?

Mặc dù không xuất hiện những biểu hiện nhiễm trùng bên ngoài nhưng tại giai đoạn này, vi khuẩn bắt đầu ảnh hưởng đến tim, não, dây thần kinh, xương và các bộ phận quan trọng khác trên cơ thể. Không những thế, giai đoạn này còn có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều năm, thậm chí là đến suốt phần đời còn lại của người bệnh.

Giang mai giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3

Trường hợp đặc biệt

Tuy nhiên cũng cần chú ý, không phải bệnh nhân nào cũng tiến triển đến giai đoạn này. Thực tế là có một số ít bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Tại thời điểm này, người bệnh hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên xoắn khuẩn vẫn có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Nếu kịp thời điều trị tích cực lúc này, người bệnh vẫn có thể đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngược lại, nếu không được điều trị, bệnh sẽ chính thức bước vào giai đoạn thứ ba. Những biện pháp điều trị trong giai đoạn này chỉ có thể giúp tiêu diệt xoắn khuẩn chứ không thể cải thiện được chức năng các cơ quan đã tổn thương.

Xem Thêm: Dấu hiệu bệnh giang mai mà bạn cần biết

Những biểu hiện đặc trưng của giang mai giai đoạn 3

Đặc điểm của bệnh trong giai đoạn này không còn là các sang thương ngoài da như ở giai đoạn 1 hay 2. Thay vào đó là các tổn thương khu trú mang tính chất ăn sâu, phá huỷ hoàn toàn tổ chức. Cũng chính vì thế mà bệnh có thể dẫn tới những di chứng nặng nề không hồi phục, thậm chí là gây ra tử vong cho bệnh nhân.

Mặc dù khả năng lây nhiễm của bệnh ở giai đoạn 3 đã bị hạn chế, tuy nhiên vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thai nhi và gây ra giang mai bẩm sinh. Vì vậy vẫn cần chú ý những biểu hiện rõ ràng như sau:

Giang mai củ

Đây là những thương tổn khu trú sâu trong các cấu trúc của niêm mạc, da, cơ bắp, khớp, hệ tiêu hoá, mắt, gan, nội tiết. Củ giang mai thường có màu đỏ và số lượng ít, đồng thời chỉ khu trú ở một vùng nhất định mà không có bất cứ quy luật gì. Đôi chúng nổi thành từng khối trên mặt da, có hình dạng tròn và đường kính dưới 1cm. Bề mặt trơn hoặc xuất hiện vẩy như vẩy nến.

Giang mai giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3

Gôm giang mai

Gôm giang mai thường là một khối tròn, với cấu trúc cứng. Tạo ranh giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh. Sau đó, gôm giang mai sẽ mềm dần và dính vào da, khiến cho vùng da này bị đỏ lên, không còn di động được. Khi những vết gôm giang mai hóa mềm hoàn toàn sẽ dần bị loét và vỡ ra, giải thoát dịch mủ có dạng sánh, dây dính như gôm. Bên dưới của chúng là đáy tròn, dày, cứng và có mủ trộn lẫn với máu. Cuối cùng, khi đáy vỡ và sạch mủ thì gôm giang mai sẽ tiến triển thành sẹo, co kéo cả vùng da xung quanh. Các vị trí thường gặp của gôm giang mai là mặt, da đầu, thân mình, mông, đùi và cẳng chân. Ngoài ra còn xuất hiện ở cả vùng niêm mạc của môi, má trong, vòm miệng, lưỡi, hầu họng và cả cơ quan sinh dục. 

Giang mai tim mạch

Theo các thống kê, có khoảng 10% các bệnh nhân giang mai sẽ xuất hiện tổn thương dạng giang mai tim mạch. Thời gian để bệnh đến giai đoạn này có thể là 10 năm và đôi khi lên đến 40 năm.

Thường nhất chính là viêm động mạch chủ. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, có xuất hiện những triệu chứng của suy tim trái do hở van động mạch chủ.  

Nếu như dòng hở van tim không được cải thiện kịp thời, lượng máu phụt ngược vào động mạch sẽ vượt quá sức căng của thành mạch gây ra giãn động mạch. Thành mạch yếu dần thì nguy cơ vỡ xảy ra sẽ rất cao. Lúc này tiên lượng tử vong gần như chắc chắn.

Giang mai thần kinh

Khi xoắn khuẩn giang mai xâm lấn sâu vào trong tủy sống sẽ gây ra giang mai thần kinh. Kéo theo đó là viêm màng não – tủy, viêm tủy và viêm não. Tuy nhiên, thể này thường sẽ xuất hiện rất muộn, thường là từ 10 đến 20 năm sau khi bị nhiễm bệnh.

Tại giai đoạn này, người bệnh có các biểu hiện như đau yếu cơ, tăng phản xạ đầu gối, rối loạn cảm giác sâu hay là rối loạn chức năng niệu dục.

Giang mai giai đoạn 1

Phương pháp chẩn đoán và điều trị giang mai giai đoạn 3

Có thể nói việc chẩn đoán giang mai giai đoạn 3 đặc hiệu bởi các vết gôm hay củ giang mai.Tuy nhiên, trong thực tế, để đảm bảo độ chính xác, bệnh chỉ được chẩn đoán chắc chắn khi xét nghiệm huyết thanh thu được kết quả dương tính.

Về điều trị, bệnh giang mai giai đoạn 3 vẫn sử dụng chủ yếu là kháng sinh nhóm penicillin. Theo các xét nghiệm cho thấy, xoắn khuẩn giang mai rất nhạy cảm với penicillin và cũng chưa có bất kỳ chủng T pallidum nào được báo cáo là đề kháng với loại thuốc này. Chính vì thế, Penicillin có thể được sử dụng để điều trị bệnh giang mai trong bất kỳ giai đoạn nào.

Kết luận 

Trên đây chính là những kiến thức cơ bản về giang mai giai đoạn 3. Nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể điều trị được bệnh tại giai đoạn này. Vì vậy hãy đến những cơ sở khám chữa uy tín ngay khi có bất cứ dấu hiệu gì nhé!

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC