Dấu hiệu bệnh giang mai mà bạn cần biết

Dấu hiệu bệnh giang mai

Giang mai là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay, chúng chủ yếu lây qua đường tình dục. Vì vậy những người không biết mình mắc bệnh có thể vô tình lây sang người khác. Nắm được dấu hiệu của bệnh giang mai bạn có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.  

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một loại bệnh nhiễm khuẩn toàn thân. Chúng do xoắn khuẩn giang mai (tên danh pháp là Treponema Pallidum) gây ra. Bệnh giang mai có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận như sinh dục, da và niêm mạc. Thậm chí nguy hiểm hơn là bao gồm cả tim và não. 

Giang mai nếu như được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ dẫn đến các tổn thương và biến chứng khắp toàn thân rất nghiêm trọng.

Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai

Dấu hiệu bệnh giang mai
bệnh giang mai

Những dấu hiệu bệnh giang mai theo từng giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất

Xuất hiện những vết lở loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc là trực tràng. Một số hiếm khác còn xuất hiện trong hoặc là xung quanh miệng. Khá khó để nhận thấy được những vết loét này bởi chúng thường không gây đau và còn có thể tự lành trong thời gian từ 3-6 tuần dù có chữa trị hay không. Cần lưu ý, dù vết loét biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh để tránh tình trạng chuyển nặng.

Giai đoạn thứ hai

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện phát ban, sưng hạch bạch huyết và sốt. Tình trạng phát ban sẽ xuất hiện từ thân và dần dần bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả ở lòng bàn tay bàn chân và không ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, sưng hạch, sụt cân, đau cơ hoặc là rụng tóc. Thêm vào đó, là đau ở miệng, âm đạo hoặc hậu môn. 

Những triệu chứng này cũng có thể biến mất kể cả khi không được chữa trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.

 

Giai đoạn thứ ba

Ở giai đoạn này, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người khác, do vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu trong cơ thể. Tuy nhiên vẫn có thể truyền bệnh từ mẹ sang con. 

Nguy hiểm hơn là ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên nếu như không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong người nhiều năm dù cho không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Các triệu chứng của bệnh có thể tạm thời biến mất nhưng nó sẽ sớm quay trở lại. Điều này có thể sẽ xảy ra trong suốt một năm. Bệnh giang mai cũng có thể trở nên tồi tệ hơn và bạn sẽ tiếp tục lây nhiễm cho bạn tình.

Giai đoạn thứ tư

Có thể nói đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giang mai. Khi đã đến giai đoạn này, rất nhiều cơ quan trên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm có tim, tế bào máu, não và cả hệ thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn cuối sẽ xuất hiện từ 10- 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn này, sự tổn thương nặng nề của các cơ quan và phá hủy hệ thống thần kinh có thể dẫn đến tử vong. Đặc trưng của giai đoạn này là giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Cụ thể như sau:

Giang mai thị giác và giang mai thần kinh

Nếu như không được điều trị đúng cách, người mắc bệnh giang mai có thể bị tổn thương lên đến não, hệ thần kinh ( gọi là giang mai thần kinh ). Hoặc là mắt ( gọi là giang mai thị giác). Với các dấu hiệu đặc trưng thường gặp là: vấn đề về não (nhiễm trùng, viêm màng não và tủy sống, tê, điếc), vấn đề về thị giác hoặc là mù lòa. Kéo theo đó là các thay đổi tính cách, sa sút trí tuệ, bệnh về van tim và cả cứng phình động mạch…

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai

Dấu hiệu giang mai của trẻ sơ sinh

Phụ nữ mắc bệnh giang mai mang thai có thể truyền bệnh sang thai nhi. Hiện tượng này còn được gọi là bệnh giang mai bẩm sinh. Nếu như không được điều trị sẽ có nguy cơ cao bị chết lưu hoặc sinh ra cũng có nguy cơ tử vong cao.

Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh không có triệu chứng nào rõ ràng. Một số bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc là lòng bàn chân:

  • Tình trạng gan to bất thường
  • Vàng da
  • Có dấu hiệu viêm tuyến
  • Xương phát triển bất thường
  • Ảnh hưởng bất thường ở não

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai phổ biến

Soi kính hiển vi trường tối

Đây là xét nghiệm thường được dùng cho bệnh nhân giang mai ở giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập quá sâu vào máu nên có thể dễ dàng soi được bằng kính hiển vi trường tối. Người bệnh sẽ được lấy mẫu vật để soi và tìm xoắn khuẩn. Các mẫu vật có thể là dịch âm đạo, vết loét, dịch niệu đạo…

Treponema Pallidum RPR:

Xét nghiệm RPR chính là phương pháp nhằm kiểm tra và sàng lọc các nguy cơ mắc giang mai. Xét nghiệm này dựa trên nguyên lý: khi một người mắc giang mai cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể. Xét nghiệm RPR chính là phương pháp giúp phát hiện ra kháng thể này. 

Treponema Pallidum TPHA định tính hay syphilis quick test: 

Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn hoặc là độc tố tấn công, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu. Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema Pallidum hay không. Qua đó có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giang mai.

Dấu hiệu bệnh giang mai
Dấu hiệu bệnh giang mai

Kết luận

Trên đây chính là những dấu hiệu bệnh giang mai cụ thể qua từng giai đoạn bệnh. Nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào đã được liệt kê ở trên, hãy tới ngay các địa chỉ khám bệnh giang mai uy tín để được hỗ trợ kịp thời nhé! Phòng Khám Galant luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ bạn nhiệt tình. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC