Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Bị giang mai là bệnh gì? Triệu chứng, con đường lây nhiễm giang mai 

Bị giang mai là bệnh gì

Bệnh giang mai hiện nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Trong những năm gần đây, các cơ quan y tế đang có những cảnh báo đáng chú ý với căn bệnh này. Tỷ lệ nhiễm giang mai càng ngày càng cao, đặc biệt là với việc mở rộng các mối quan hệ đồng giới. Hiện tại, với tình hình thực tế trên thì việc cung cấp những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này đang là điều cần thiết. Bài viết dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu cho bạn về căn bệnh đáng chú ý này cũng như trả lời cho câu hỏi “bị giang mai là bệnh gì?” một cách toàn diện nhất.

Bị giang mai là bệnh gì?

Giang mai là một bệnh thuộc thể loại nhiễm khuẩn. Bệnh ban đầu có thể bị hiểu nhầm với các bệnh da liễu ngoài da. Bởi nó ảnh hưởng chủ yếu và điển hình nhất trên vùng da và niêm mạc của bản thân người bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì căn bệnh này nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Nó có thể tấn công vào các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể người bệnh mà không hay biết. Những cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận,… bị ảnh hưởng rất lớn và đem đến nhiều loại biến chứng phức tạp.

Giang mai có cơ chế lây nhiễm hết sức đơn giản, chủ yếu là qua việc quan hệ tình dục không an toàn cũng như các vết lở loét trên bề mặt cơ thể. Do đó mà đây được đánh giá là bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao trong số các bệnh xã hội tại Việt Nam.

Xem Thêm: Dấu hiệu bệnh giang mai mà bạn cần biết

Bị giang mai là bệnh gì
Bị giang mai là bệnh gì

Nguyên nhân chính dẫn tới mắc giang mai

Giang mai do một loại xoắn khuẩn mang tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu ở đường sinh dục, đặc biệt là việc quan hệ tình dục không an toàn. Việc thâm nhiễm của vi khuẩn vào cơ thể diễn ra chủ yếu khi cơ thể không được bảo vệ an toàn. Nhất là khi có những vết thương hoặc dịch tiết thì càng dễ thâm nhập.

Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên bệnh giang mai ở người

Với cấu tạo cơ thể khác nhau, phụ nữ thường có tỷ lệ mắc giang mai cao hơn nam. Nhưng điều đó không đồng nghĩa nam giới không dễ mắc giang mai. Bệnh giang mai có thể gây ra những hậu quả và cơn đau buốt không ngờ tới ở cả nam và nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Đối với những bà mẹ đang mang bầu mà mắc giang mai, từ tháng thứ tư trở đi rất dễ bị lây giang mai sang cho con. Con đường lây nhiễm sẽ là qua nhau thai và dây rốn để thâm nhập vào đứa trẻ. 

Bệnh giang mai bao nhiêu lâu thì sẽ phát bệnh?

Bệnh giang mai sẽ thường có một khoảng thời gian ủ bệnh tương đối dài. Tuy nhiên thời gian chính xác thì lại phải tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 1 tuần cho tới 3-4 tháng tùy người sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Người có những triệu chứng bệnh nên đi xét nghiệm sớm.

Biểu hiện bệnh giang mai ở người nên chú ý

Giang mai là bệnh có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một số triệu chứng bệnh lý xác định.

Bị giang mai là bệnh gì
Bị giang mai là bệnh gì

Giai đoạn 1

Có các vết hoặc ổ loét xuất hiện. Người ta thường gọi là săng giang mai. Các nốt săng giang mai này thường sẽ chỉ kéo dài từ 3 tới 6 tuần. Nơi xuất hiện thường gặp sẽ là vùng âm đạo, hậu môn, dương vật,… đa số những chỗ này rất kín và ít được để ý nên nhiều người thường sẽ bỏ qua triệu chứng điển hình này. Hơn nữa việc các nốt săng biến mất rất sớm nên thường giai đoạn 1 sẽ là giai đoạn không điển hình và ít người phát hiện được.

Loét giang mai giai đoạn đầu ở miệng

Có 2 vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn này:

  • Kể cả khi săng giang mai biến mất thì vi khuẩn vẫn còn thường trực bên trong cơ thể, do đó việc điều trị vẫn phải diễn ra
  • Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều vết loét, do đó quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm hơn cả

Xem Thêm: Những tác hại của bệnh giang mai mà bạn cần lưu ý 

Giai đoạn 2

Khoảng 6 tháng sau khi các nốt săng giang mai biến mất, nếu như không được điều trị dứt điểm thì giai đoạn 2 sẽ mở ra. Các triệu chứng diễn ra khá rõ ràng và trải khắp cơ thể chứ không khó nhìn như giai đoạn 1. Các biểu hiện bệnh thời gian này bao gồm:

  • Các nốt phát ban trên vùng da khắp cơ thể. Đặc biệt chú ý ở vùng lòng bàn tay, bàn chân.
  • Sốt cao hoặc vừa kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn
  • Rụng nhiều tóc
  • Viêm loét tại các vùng như hậu môn, bộ phận sinh dục
  • Sưng hạch trên cách đường đi của hạch bạch huyết như vùng bẹn, háng

Nốt giang mai được nhận diện tại lòng bàn tay, bàn chân

Một khi bệnh có ảnh hưởng tới hệ thần kinh thì sẽ có thêm một vài biểu hiện khác như:

  • Mất khả năng nghe, nhìn
  • Phản xạ kém
  • Tê liệt thần kinh
Bị giang mai là bệnh gì
Bị giang mai là bệnh gì

Giai đoạn tiềm ẩn

Đúng như cái tên, giai đoạn tiềm ẩn không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể. Giai đoạn này sẽ chỉ kéo dài từ vài tuần tới vài tháng, tuy nhiên có thể lên tới vài năm. Nhiều người không nhận định được điều này nên có thể sẽ nghĩ rằng bản thân đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, hãy nhận thức sớm để biết và điều trị đúng cách. 

Giai đoạn 3

Giai đoạn phá hủy nhất đặc trưng bởi Gummas, là những vết loét khá lớn và phát triển sâu. Nó có thể ăn mòn những khu vực kế cận và vào chính cơ quan nội tạng trong cơ thể. 

Ngoài ra ở thời kỳ này cũng có biểu hiện nếu như giang mai ăn sâu vào hệ thần kinh hoặc tim mạch. 

Củ giang mai kích thước lớn xuất hiện ở giai đoạn cuối giang mai

Chẩn đoán bệnh giang mai thế nào cho chính xác

Để đưa ra một chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố dưới đây.

Dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trên bệnh nhân

Các dấu hiệu lâm sàng bệnh giang mai thường sẽ xuất hiện và đặc trưng cho từng giai đoạn. Với giai đoạn đầu cùng thời gian ủ bệnh từ 1 tuần tới 3 tháng thì bạn sẽ phải theo dõi diễn biến lúc đó. Với những ai có dấu hiệu thì nhất định phải tới khám thì mới có thể chẩn đoán ra bệnh, tránh việc ở nhà tham khảo ý kiến trên mạng hoặc người quen.

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Ngày nay có rất nhiều xét nghiệm có thể hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác. Do đó, người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm bên cạnh việc thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.

Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai

Bệnh phẩm xét nghiệm là những vết loét, sần, dịch tiết hoặc đôi khi có thể chọc hạch lấy mẫu. Sau khi có bệnh phẩm, bác sĩ sẽ đem soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen. Nếu trên phim trường mà phát hiện xoắn khuẩn Treponema pallidum thì tức là bệnh nhân đã mắc giang mai.

Bị giang mai là bệnh gì

Xét nghiệm máu

Sau khi săng giang mai xuất hiện từ khoảng 2 tới 4 tuần, người bệnh nên được làm xét nghiệm máu. Bản chất xét nghiệm này là để kiểm tra xem bản thân có thực sự mang kháng thể giang mai trong người hay không.

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm giang mai cho cộng đồng

Hiện nay việc cần và đáng quan tâm nhất là phải ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Chữa bệnh không bằng phòng bệnh, vậy có những cách nào để giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm giang mai? Mọi người dân nên chú ý tuân thủ những điều dưới đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp an toàn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nhất có thể
  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng
  • Hạn chế việc quan hệ bằng miệng
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Phát hiện thấy có biểu hiện bệnh cần ngừng việc quan hệ tình dục và hạn chế tiếp xúc
  • Luôn khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ đều đặn
  • Hạn chế việc dùng chung đồ dùng cá nhân với những người không quen
  • Với các bà bầu cần tuân thủ lịch khám sàng lọc trước sinh thường xuyên
  • Phát hiện người bệnh tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng chung đồ dùng cá nhân
  • Không sử dụng chung các đồ chơi tình dục

Phòng khám giang mai uy tín nên thử

Có rất nhiều phòng khám giang mai xuất hiện trên thị trường hiện nay. Vậy làm thế nào để chọn cho mình một phòng khám uy tín có chuyên môn cao mà giá thành lại hợp lý phải chăng? Chúng tôi xin được giới thiệu cho bạn phòng khám đa khoa Galant. Phòng khám Galant được đầu tư trang thiết bị hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những phòng khám có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao với rất nhiều năm kinh nghiệm hành nghề. Phòng khám Galant tự tin là điểm đến đáng tin cậy cho những bệnh nhân giang mai muốn được khám và điều trị dứt điểm. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh nhức nhối mang tên giang mai. Giang mai không phải là một bệnh hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm kèm theo biến chứng thì lại cực kỳ lớn. Rất mong với những thông tin trên, mỗi người đã trang bị được cho mình những kiến thức nhất định về bệnh cũng như biết cách phòng tránh cho chính bản thân mình. Mỗi người nên tự trang bị cho mình những cách để tự bảo vệ bản thân trước những căn bệnh nguy hiểm, tránh việc xảy ra rồi mới lo chữa trị. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý từ quý bạn đọc. 

 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC