Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến và có tốc độ lây lan tăng cao trong thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh xã hội này là quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều các trường hợp bệnh giang mai với biểu hiện phức tạp mà người bệnh khó phát hiện được. Và không phải cá nhân nào cũng có thể hiểu rõ về bệnh giang mai và các biểu hiện của căn bệnh xã hội này. Cùng tìm hiểu về bệnh giang mai và biểu hiện của căn bệnh xã hội này ngay sau đây nhé.
Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai
Thời gian phát hiện bệnh giang mai
Như đã biết, giang mai là căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum gây nên. Vậy thời gian phát hiện bệnh giang mai là bao lâu? Cùng Galant Clinic tìm hiểu ngay nhé.
Trước khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện của bệnh giang mai, người bệnh sẽ có một thời gian để ủ bệnh. Về lý thuyết, các chuyên gia cho rằng giang mai có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 90 ngày sau khi Treponema Pallidum – xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, tùy vào sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian phát hiện giang mai ở mỗi người bệnh là khác nhau.
Nếu người bệnh có đề kháng kém, sức khỏe yếu thì thời gian ủ bệnh giang mai sẽ ngắn hơn. Chỉ trong vòng sau 10 ngày khi xoắn khuẩn xâm nhập, người bệnh đã có các biểu hiện của giang mai giai đoạn 1 và có thể phát hiện ra mình đang mắc bệnh giang mai.
Nếu người bệnh có đề kháng tốt hơn đồng nghĩa với việc thời gian ủ bệnh lâu hơn. Có khi kéo dài hơn 3 tháng sau khi xoắn khuẩn xâm nhập mới có triệu chứng của giang mai và phát hiện ra bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Giang mai có nhiều giai đoạn khác nhau bởi thể trạng của mỗi người bệnh là khác nhau. Thông thường, giang mai sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau cùng các biểu hiện sau:
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu tiên, sau một thời gian ngắn ủ bệnh, người nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ có các biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này. Một số biểu hiện có thể kể đến là trên người bệnh xuất hiện các vết loét hồng, đỏ, nhẵn và không đau, không ngứa. Các vết đó được gọi là săng giang mai và xuất hiện trên dương vật, âm đạo, hậu môn,… của người bệnh.
Giai đoạn 2:
Nếu không được phát hiện và chữa trị, giang mai sẽ phát triển lên giai đoạn 2. Tại giai đoạn này, người bệnh có các biểu hiện như: sốt, phát ban, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau khớp, đau cơ,… Phát ban trên người bệnh được đánh dấu bằng những vết loét có màu đỏ, đỏ nâu, kích thước to bằng đồng xu và thường xuất hiện trong lòng bàn chân và lòng bàn tay. Ngoài ra, người bệnh có thể nổi hạch huyết lớn trên cơ thể, đặc biệt là hai bên bẹn.
Giai đoạn 3:
Tại giai đoạn này, các biểu hiện về giang mai trên cơ thể bệnh nhân sẽ biến mất. Tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai – Treponema Pallidum vẫn tồn tại và phát triển bên trong cơ thể bệnh nhân.
Giai đoạn cuối:
Đây là giai đoạn nặng nhất của giang mai. Tiến triển lên giang mai thị giác, giang mai thần kinh và củ giang mai. Tại giai đoạn này, người bệnh có các biểu hiện như: mờ mắt, suy giảm thần kinh,… nặng hơn là có thể dẫn tới tử vong.
Chính vì vậy, người bệnh cần có kiến thức về bệnh giang mai để có thể kịp thời phát hiện và điều trị căn bệnh xã hội này, tránh được tình trạng lây lan trong cộng đồng.
Một số câu hỏi về bệnh giang mai
Giang mai có gây ngứa không?
Tại giai đoạn 1 của bệnh giang mai, trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét đỏ, hồng, nhẵn tại các cơ quan sinh dục như: âm đạo, dương vật, hậu môn,… Tuy nhiên các vết này không ngứa và không đau và sau một thời gian ngắn sẽ biến mất. Chính vì vậy, nhiều người mắc giang mai đã nghĩ mình khỏi bệnh và không đi điều trị, khiến cho tình trạng nặng hơn. Do đó, nhiều người mắc giang mai đã vô tình đi lây nhiễm cho những người khác khiến cho tỷ lệ lây lan tăng cao.
Giang mai có thể lây qua đường miệng không?
Giang mai là căn bệnh do Treponema Pallidum – xoắn khuẩn giang mai gây ra và có thể lây truyền qua đường miệng. Xoắn khuẩn chỉ có thể lây truyền qua đường miệng khi quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng với người nhiễm bệnh.
Khi mắc săng giang mai ở miệng giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết loét đỏ, hồng và không đau ngứa ở quanh miệng hoặc bên trong miệng. Ngoài ra, các vết săng giang mai đó có thể có màu trắng đục và làm đau họng cho người nhiễm bệnh.
Giang mai lây qua đường nào?
Giang mai có thể lây truyền qua nhiều đường nếu không biết cách phòng tránh. Thông thường giang mai sẽ lây truyền qua các đường sau: Giang mai lây truyền qua đường tình dục không an toàn; Giang mai lây truyền từ người mẹ sang con; Giang mai lây truyền qua đường truyền máu; Giang mai lây truyền qua việc tiếp xúc với dịch tủy của bệnh nhân nhiễm giang mai,…
Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể lây truyền thông qua việc sử dụng chung đồ như bàn chải, khăn mặt; tắm chung,… với người đang nhiễm giang mai.
Kết luận
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc về bệnh giang mai và biểu hiện của căn bệnh xã hội này. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích để phòng ngừa giang mai. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc và mong muốn được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – phòng khám Galant Clinic luôn sát cánh bên bạn, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.