HIV là một căn bệnh tình dục vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khoẻ người mắc. Hiện nay căn bệnh thế kỷ này chưa có thuốc điều trị đặc trị. Do đó bạn phải nắm được các giai đoạn của bệnh để lên phác đồ điều trị bằng thuốc kháng virus giúp kéo dài các giai đoạn đầu của bệnh. Một trong các giai đoạn bệnh có thể dùng thuốc là giai đoạn cửa sổ. Bài viết dưới đây của Phòng Khám Galant sẽ giới thiệu cho bạn giai đoạn cửa sổ HIV và biểu hiện nhận biết của giai đoạn này mà bạn cần chú ý.
Sơ lược về căn bệnh HIV
HIV là một căn bệnh do một loại virus có tên Human Immunodeficiency Virus gây ra. HIV là một căn bệnh tình dục nghiêm trọng nhất vì nó rất dễ lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.
Mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ xác định sống chung cả đời với nó vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị dứt điểm căn bệnh này, mà chỉ có thể sử dụng thuốc kháng virus để kìm hãm các giai đoạn của bệnh. Nếu không chúng sẽ gây ra bệnh AIDS và lâu dần hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm dần và cơ thể cũng bắt đầu trở nên yếu ớt, gây ra các bệnh viêm nhiễm, tổn thương cơ thể dẫn đến khả năng tử vong cao.
Bên cạnh đó, HIV cũng có thể lây qua các con đường khác như đường máu (truyền từ nguồn đã bị nhiễm bệnh), truyền từ mẹ sang con hoặc dùng chung kim tiêm.
Giai đoạn cửa sổ HIV là gì?
Giai đoạn hiv hay còn gọi là giai đoạn không có triệu chứng, đây là giai đoạn thứ 2 hiv trong chuỗi 4 giai đoạn diễn biến bệnh tự nhiên, lúc này người bệnh đang ở giữa giai đoạn phơi nhiễm nên không biểu thị các triệu chứng bất thường nào, vì ở giai đoạn này bạch cầu trong máu chỉ bị tiêu diệt một số lượng nhỏ. Do đó, quan sát bên ngoài rất khó để bệnh nhân nhận thức được mình đã bị phơi nhiễm HIV nếu không được xét nghiệm máu nhanh nhất. Tuy nhiên các virus vẫn đang hủy hoại cơ thể dần dần.
Thậm chí từ khi bước vào giai đoạn cửa sổ HIV đến khi phát hiện ra bằng các xét nghiệm, trong khoảng 24 đến 90 ngày, người bệnh khi thực hiện các xét nghiệm hiv sẽ cho ra kết quả âm tính, dù người bệnh đang trong thời điểm phơi nhiễm, và có thể lây truyền virus cho người khác.
Vì vậy khi chưa có kết quả xét nghiệm chính thức, người bị nghi nhiễm khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su để tránh lây cho bạn tình. Do đó nếu nghi ngờ bản thân có khả năng đã mắc phải căn bệnh thế kỷ này, bạn nên thực hiện xét nghiệm thêm vài lần để xác nhận, phát hiện kịp thời để nhanh chóng được các y bác sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm HIV sau 6 tháng có chính xác không?
Giai đoạn cửa sổ HIV thường kéo dài bao lâu?
Ở giai đoạn cửa sổ HIV này nếu phát hiện và sử dụng thuốc đặc trị kịp thời hàng ngày để kìm hãm virus tấn công cơ thể thì sẽ trì hoãn được tiến độ bệnh, kéo dài giai đoạn không triệu chứng này và duy sức khỏe cho người nhiễm từ 5 đến 10 năm hoặc thậm chí là lâu hơn một thập kỷ tuỳ vào tình trạng cơ thể người bệnh. Ngược lại nếu những người bị nhiễm hiv không sử dụng thuốc điều trị kháng virus thì giai đoạn này sẽ diễn biến nhanh hơn và dẫn tới những giai đoạn nguy hiểm tiếp theo, khiến sức khỏe bị giảm sút nhanh chóng.
Một số triệu chứng của giai đoạn cửa sổ
Ở hiv giai đoạn 2 này khi cơ thể bắt đầu bị virus hiv di chuyển và tấn công vào trong máu gây nên một số triệu chứng cho cơ thể như viêm, sưng vì vậy người mắc bệnh sẽ gặp một số hiện tượng bệnh lý như sốt nhẹ trên 37,5 đến 38,5 độ C, hoặc cảm cúm, biểu hiện này xảy ra do phản ứng của hệ miễn dịch khi gặp virus.
Ngoài những hiện tượng bệnh lý trên, người bị phơi nhiễm HIV từ 2 đến 4 tuần cũng sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, sốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn và cổ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp thậm chí có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Như bài viết trên có thể thấy được sự nguy hiểm của giai đoạn cửa sổ của căn bệnh thế kỷ. Do đó để nhanh chóng kìm hãm tiến độ bệnh, kéo dài thêm tuổi thọ, tránh các biến chứng của giai đoạn cuối, người bệnh nghi ngờ nhiễm phải đến phòng khám uy tín để được xét nghiệm và tư vấn điều trị hợp lý hoặc dự phòng trước khi phơi nhiễm để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm HIV
Bài viết dưới đây của chúng tôi đã giới thiệu cho bạn giai đoạn cửa sổ HIV, trong giai đoạn này bạn cần phải chú ý, mong rằng có những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.