Bệnh giang mai là một bệnh lý xã hội thường gặp nhất hiện nay. Khi mà tỷ lệ giang mai mắc ngày càng cao thì mọi vấn đề về nó mới được mọi người chú ý tới và đề phòng. Và khi đó mọi người mới biết đây là một bệnh nhiều giai đoạn và không chỉ là căn bệnh ngoài da. Vậy trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “giang mai có mấy giai đoạn?”. Hơn nữa có thể tùy vào triệu chứng nào mà phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào. Từ đó giúp đưa ra hướng xử trí kịp thời. Mong rằng bài viết sẽ đem lại cho bạn những thông tin cơ bản hữu ích để mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về cơ thể mình và biết cách bảo vệ cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm giang mai trong cộng đồng
Giang mai là do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có hình xoắn ốc. Đây là loại vi khuẩn sinh sống chủ yếu tại vùng ẩm ướt và dễ bị giết chết bởi ánh sáng mặt trời. Nơi lây nhiễm chủ yếu là những vết loét, vết thương tại những khu vực mà khi quan hệ tình dục không an toàn dễ dàng gây ra.
Xoắn khuẩn giang mai là căn nguyên dẫn đến nhiễm bệnh giang mai ở người
Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể xâm nhập vào bào thai qua dây rốn. Điều này gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình giang mai.
Giang mai có mấy giai đoạn?
Nhìn chung giang mai diễn biến qua 4 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, giang mai sẽ thể hiện ra các đặc trưng riêng không mấy khi lẫn lộn với nhau. Các giai đoạn của bệnh cũng sẽ có một khoảng thời gian cách nhau. Khoảng thời gian này tương đối dài, nhưng nó biểu hiện khác nhau ở mỗi người.
Các giai đoạn phát triển của giang mai bao gồm:
Giai đoạn 1
Ở thời kỳ này đặc trưng của bệnh là những nốt săng giang mai đơn độc trên một số vùng của cơ thể.
Nốt săng giang mai trên cơ thể người bệnh khá rõ nét
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 10 ngày cho đến 3 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây giang mai. Một số người bệnh có thể nhận thấy sự xuất hiện của các hạch sưng to vùng háng.
Các nốt săng giang mai đặc trưng trong giai đoạn này có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể. Cụ thể như: âm hộ, môi lớn, môi bé ở nữ hoặc bao quy đầu, dương vật ở nam. Nhưng việc nhận diện và phát hiện ra thì ít người làm được. Bởi lẽ nó chỉ xuất hiện trong một thời gian tương đối ngắn ngủi chỉ từ 3-6 tuần.
Giai đoạn 2
Giai đoạn sau khi săng giang mai biến mất từ khoảng 2 đến 10 tuần thì người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Tại giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể như sau:
- Các nốt phát ban đỏ hồng hoặc đôi khi có thể màu nâu
- Sưng phù tại vị trí các hạch
- Rụng tóc nhiều
- Lở loét tại khu vực vùng kín
- Nhức đầu, mệt mỏi, uể oải
Nhìn chung các dấu hiệu này sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối dài, đủ để bạn nhận ra các bất thường trong cơ thể. Thông thường sẽ khoảng từ nửa năm tới 1 năm. Tuy nhiên, dù có biến mất hoàn toàn các triệu chứng thì vi khuẩn giang mai vẫn sẽ còn tồn tại trong cơ thể người bệnh.
Xem Thêm: Xét nghiệm giang mai và những điều bạn cần biết
Giai đoạn tiềm ẩn
Nếu như tại giai đoạn 2 của bệnh mà người bệnh không được điều trị triệt để thì bệnh sẽ tiến triển sang một giai đoạn mới. Tại giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Sở dĩ tại sao lại gọi là giai đoạn tiềm ẩn, bởi lẽ đối với giai đoạn này sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này đôi khi khiến nhiều người lầm tưởng về tính an toàn của bản thân khi cho rằng mình đã tự khỏi bệnh.
Giai đoạn này ngắn hay dài sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ thể và thể trạng từng người. Có những người chỉ vài tháng, nhưng có người kéo dài tới nhiều năm sau đó. Điều này cực nguy hiểm bởi dễ gây sự chủ quan cho người bệnh. Ngay sau giai đoạn này, người bệnh sẽ bước sang giai đoạn cuối của bệnh, là một giai đoạn nguy hiểm nhất.
Giai đoạn cuối
Giai đoạn này được coi là giai đoạn đánh phá bức tường bảo vệ cuối cùng của cơ thể. Là một giai đoạn được tính là nguy hiểm nhất và khả năng phá hủy mạnh nhất. Đây là một giai đoạn sẽ xuất hiện sau khoảng từ 10 đến 30 năm kể từ khi lần đầu tiên vi khuẩn giang mai thâm nhiễm vào cơ thể.
Khi bước sang giai đoạn cuối, trong cơ thể người bệnh gần như một số các cơ quan nội tạng đã bị phá hủy theo nhiều cách. Một số triệu chứng có thể gặp nhiều và thể hiện ra ngoài như:
- Gặp các vấn đề về não bộ: mất trí nhớ, đau đầu, hay căng thẳng,…
- Vấn đề về thần kinh: lơ mơ, thay đổi tính cách
- Mắt kém, có thể bị mù lòa nếu để lâu
- Đau tim, nguy cơ đột quỵ cao
- Da và niêm mạc cơ thể biến đổi màu sắc
Biến chứng giang mai trên cơ thể người bệnh
Bệnh giang mai nếu không được điều trị cụ thể và kịp thời sẽ gây ra rất nhiều yếu tố nguy hiểm cho cơ thể. Một số biến chứng lớn hay gặp ở giang mai có thể kể tới:
- Những khối u lớn mọc lẻ tẻ trên cơ thể. Những khối này gọi là gummas và có thể biến mất nếu bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh.
- Các vấn đề về thần kinh: bệnh nhân dễ mắc vấn đề về mất các cảm giác cũng như luôn trong trạng thái không tỉnh táo
- Vấn đề tim mạch: tim mạch sẽ xuất hiện các bệnh nghiêm trọng kèm theo. Ví dụ như bệnh viêm các động mạch, đột quỵ,..
- Bệnh nhân thường dễ chảy máu, chảy máu nhiều và khó cầm máu
- Nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai lần người bình thường
- Nếu mẹ nhiễm giang mai thì sẽ gặp vô số biến chứng khôn lường gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Ví dụ như dị tật bẩm sinh, thai sinh non, chết lưu,…
Phòng bệnh giang mai cho bản thân và cho cộng đồng
Hiện nay giang mai vẫn chưa có vacxin cụ thể, đây là điều mà khiến cho bệnh này lây lan với tỷ lệ cao tới vậy.
Vấn đề quan trọng nhất chính là việc sinh hoạt tình dục của mỗi cá nhân. Bởi lẽ đây chính là một nguyên nhân chiếm đa số nhất trong các trường hợp nhiễm giang mai. Lối sinh hoạt tình dục cần đảm bảo sự tin tưởng và an toàn cho cả 2 người. Tốt nhất nên thực hiện quan hệ với một người. Sử dụng các biện pháp an toàn như đeo bao cao su cũng nên được quan tâm hơn. Khi có biểu hiện bệnh nên thông báo để cả hai cùng đi khám, tránh lây lan cho cộng đồng.
Ngoài ra cần phải sàng lọc trước sinh về căn bệnh này. Các cơ quan y tế luôn khuyến cáo các mẹ bầu phải sàng lọc trước sinh giang mai để tránh những rủi ro không đáng có.
Hạn chế việc sử dụng những vật dụng cá nhân của người khác hoặc ở những khách sạn, nhà nghỉ. Những vật dụng như khăn lau người, bàn chải,… nên được chuẩn bị sạch sẽ. Nếu bạn có một chuyến du lịch xa thì tốt nhất nên hạn chế nhất có thể việc sử dụng đồ dùng của nhà nghỉ để bảo vệ bản thân.
Chuẩn bị sẵn đồ dùng cá nhân cho bản thân là một biện pháp phòng tránh mắc giang mai
Xem Thêm: Giang mai giai đoạn 3 – kẻ giết người tiềm ẩn
Địa chỉ khám và điều trị giang mai từng giai đoạn tốt nhất hiện nay
Hiện nay có không ít phòng khám tự tin chữa khỏi giang mai. Tuy nhiên giá cả và chất lượng lại là vấn đề nhiều người lưu tâm. Chúng tôi xin được giới thiệu cho bạn một địa chỉ khám giang mai được nhiều đánh giá tốt hiện nay là phòng khám đa khoa Galant.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chữa trị giang mai cũng như sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên môn tốt, Galant Clinic tự hào là một trong những cơ sở được đánh giá cao nhất khu vực phía Nam.
Đến với phòng khám, bạn không cần phải đắn đo về chất lượng dịch vụ cũng như chi phí khám bệnh. Bởi lẽ chi phí khám nơi đây rất hợp lý phù hợp với mức thu nhập chung hiện nay. Cùng với các thiết bị được cập nhật đầy đủ hiện đại, mong rằng đây sẽ là địa chỉ đồng hành với bạn trong công cuộc chữa khỏi căn bệnh quái ác này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về các giai đoạn của bệnh giang mai. Mỗi cá nhân nên tìm hiểu trước để đảm bảo cho bản thân mình luôn an toàn. Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đọc đã có thêm những kiến thức nhất định cho mình để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm giang mai. Cũng như qua đó nhận biết được mức độ bệnh ở giai đoạn nào mà mình đang mắc phải.