Site logo
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Giang mai và thai kỳ liên quan gì, điều bà bầu nên lưu ý khi mắc giang mai 

Giang mai và thai kỳ

Giang mai là căn bệnh rất quái ác. Bản chất việc nhiễm giang mai đã gây nguy hiểm rất lớn cho chính người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh là những bà bầu đang trong thai kỳ thì điều này còn đi kèm thêm hậu quả khôn lường cho thai nhi. Vậy giang mai và thai kỳ có liên quan tới nhau như thế nào? Và làm thế nào để phòng tránh việc lây truyền giang mai sang cho thai nhi? Bài viết dưới đây chúng tôi xin được gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này. 

Bệnh giang mai là căn bệnh gì?

Giang mai trên cơ thể người

Giang mai là một căn bệnh đặc thù mang tính chất xã hội. Bệnh do lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Nguyên nhân thường thấy chính là việc người bệnh quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới việc thâm nhập của các xoắn khuẩn giang mai cho bạn tình. Một số trường hợp hi hữu có thể gặp phải như lây truyền qua tiếp xúc, hôn hay dùng chung đồ dùng cá nhân. 

Với các bệnh nhân mắc giang mai, cơ thể họ sẽ xuất hiện các vết loét. Tần số xuất hiện ngày càng nhiều và nhìn chung vết loét thêm trầm trọng. Các khu vực có thể phát hiện vết loét phải kể đến như: niêm mạc vùng hậu môn, các cơ quan sinh dục, bẹn mông, lưng,…

Xem Thêm: Xét nghiệm giang mai và những điều bạn cần biết 

Giang mai và thai kỳ
Giang mai và thai kỳ

Bệnh giang mai ở phụ nữ là bệnh như thế nào?

Con đường lây truyền bệnh giang mai ở nữ giới

Ngày nay người ta tìm thấy rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ mắc phải bệnh giang mai. Điển hình như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai. 
  • Quan hệ tình dục không chung thủy. Quan hệ tình dục với nhiều người cùng lúc.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân của người bị mắc giang mai
  • Hi hữu hơn là việc bị xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua một vết thương hở

Triệu chứng giang mai thể hiện trên phụ nữ

Ở nữ giới, giang mai cũng biểu hiện cụ thể theo từng giai đoạn. Chị em có thể dựa vào đó mà đánh giá mức độ bệnh của mình tới đâu.

Với giai đoạn 1

Tại giai đoạn này xuất hiện các nốt được gọi là săng giang mai. Các nốt này có thể tìm thấy nhiều và rõ nhất tại các vùng âm đạo, môi lớn, môi bé. Tuy nhiên vì các vị trí đó khó nhìn và ít ai để ý nên thường không phát hiện được. Đôi khi các săng giang mai này còn có thể biến mất trước khi chị em phát hiện. Bởi lẽ các nốt săng này chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 tới 6 tuần là tự biến mất.

Nốt săng giang mai tại vị trí khá dễ thấy

Với giai đoạn 2

Giai đoạn này đặc trưng bởi một vài vết sần loét trên khắp cơ thể. Các vết này có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể và nhìn chung khá dễ nhận biết. Tuy nhiên thời gian các vết này tồn tại cũng chỉ từ 3 đến 6 tuần là biến mất. Vậy nên cần quan sát kĩ và lưu ý điều này. Tránh hiểu nhầm rằng đây chỉ là các bệnh ngoài da.

Với giai đoạn 3 (tiềm ẩn)

Ở giai đoạn này, một thời gian dài bạn sẽ chẳng thấy có bất cứ triệu chứng nào điển hình. Điều này đôi khi khiến mọi người lầm tưởng việc mình an toàn và không đề phòng gì. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 3 năm hoặc hơn.

Với giai đoạn 4

Xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến như: 

  • Củ giang mai: thường to bằng hạt ngô, màu đỏ hoặc hơi ngả tím. Lâu dần sẽ thấy hình thành việc hoại tử. Khi đó các vùng xuất hiện củ giang mai sẽ có những vết loét, teo khô.
  • Giang mai thần kinh: Bệnh nhân thể hiện tình trạng mệt mỏi, suy kiệt. Có thể có các bệnh lý như viêm màng não, viêm dây thần kinh,… đi kèm.
  • Giang mai tim mạch: Bệnh nhân có thể bị các bệnh lý về tim. Dẫn tới việc người bệnh đau, đột quỵ,… Rất nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh nhân bị giang mai thần kinh thấy mệt mỏi suy kiệt

Xem Thêm: Nguyên nhân bị giang mai nhức nhối hiện nay

Biến chứng bệnh giang mai
Biến chứng bệnh giang mai

Giang mai và thai kỳ có liên quan thế nào với nhau?

Ở phía trên chúng ta đã tìm hiểu về bệnh giang mai, đặc biệt là ở nữ giới. Vậy với các bà bầu thì biểu hiện có gì khác lạ? Và làm thế nào để bảo vệ cho con không bị tấn công bới xoắn khuẩn giang mai?

Mẹ bị giang mai có thể lây truyền sang con được không?

Phụ nữ mắc giang mai khi đang mang thai có nguy cơ cao lây truyền cho con. Nguy cơ để mắc bệnh cao nhất thường là vào 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. 

Thai nhi có ảnh hưởng thế nào nếu bà mẹ bị giang mai khi đang mang thai?

Mẹ bầu sẽ gặp điều gì nếu nhiễm giang mai?

Một số vấn đề mà giang mai gây ra trên thai nhi khá trầm trọng. Một số khả năng có thể xảy đến như:

  • Sinh non: Thai nhi ra đời trước tuần thứ 37
  • Thai chậm phát triển: đứa trẻ nhẹ cân so với yêu cầu tối thiểu
  • Sẩy thai hoặc thai chết lưu
  • Ngoài ra giang mai cũng gây phù dây rốn và nhau thai. Điều này hạn chế việc cung cấp dinh dưỡng và oxy tới thai nhi
  • Thai sinh ra có thể dị tật bẩm sinh

Cách phát hiện bị giang mai khi đang mang thai

Nhìn chung, giang mai thai kỳ cũng có những dấu hiệu tương tự như giang mai với nữ giới nói chung. Quan trọng là phải phát hiện sớm bởi lẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn nếu đứa trẻ mắc bệnh. Nếu như người phụ nữ mang thai mà được điều trị triệt để trước 26 tuần thì khả năng cao đứa trẻ sẽ không mắc giang mai. 

Cách để phòng ngừa mắc giang mai cho thai phụ

Để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và con thì điều tốt nhất nên làm chính là phải ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh ngay từ đầu. Vậy có cách nào để phòng ngừa giang mai? Chị em phụ nữ hay chú ý những điều sau:

  • Không quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ chỉ với một người, nắm rõ tình trạng của người đó. Nếu không nắm chắc thì nhất định phải dùng biện pháp an toàn phòng ngừa cho chính mình
  • Trước khi sinh nên đi kiểm tra sức khỏe. Mặc dù bạn cảm thấy sức khỏe mình vẫn tốt không có nghĩa là bạn không mắc bệnh gì. Điều này giúp sàng lọc và phát hiện sớm giang mai trên thai phụ.
  • Cà vợ và chồng nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Điều này đảm bảo cả hai sẽ không mắc các bệnh truyền nhiễm chéo nhau.
  • Khi có biểu hiện nghi ngờ giang mai thì nhất định phải đi khám sức khỏe ngay. Các bà mẹ thì càng nên quan sát kỹ tình trạng cơ thể mình để ngăn ngừa kịp thời cả những bệnh lý khác.
  • Nên chuẩn bị riêng đồ dùng cá nhân cho mình sạch sẽ. 

Điều trị giang mai thai kỳ

Điều trị giang mai chủ yếu vẫn là phác đồ xoay quanh sử dụng thuốc Penicillin. Sản phụ nên tới bệnh viện để được thăm khám và giải quyết kịp thời. Tránh việc nhiễm trùng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sử dụng penicillin trong điều trị giang mai
Sử dụng penicillin trong điều trị giang mai

Địa chỉ điều trị giang mai thai kỳ hiệu quả hiện nay

Với vô vàn những bệnh viện có khả năng điều trị giang mai thai kỳ thì việc lựa chọn một địa chỉ uy tín cùng với những đánh giá tốt là khá khó. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực điều trị giang mai thì Phòng khám Galant đang là một địa chỉ rất được ưa chuộng tại khu vực miền Nam. Đây được mọi người đánh già là một phòng khám tốt, hiệu quả với mức giá hợp lý. 

Galant Clinic luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ điều trị hiệu quả bệnh. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể yên tâm về trình độ bác sĩ tại đây. Những nhân viên khám chữa bệnh của phòng khám đều là những người có chuyên môn, học vị cao và có nhiều năm tham gia khám chữa bệnh giang mai. Do đó mà dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện luôn được đứng top đầu trong nhiều năm vừa qua. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về liên quan của bệnh giang mai tới quá trình thai kỳ. Rất mong qua bài viết này, những bạn đọc đặc biệt là các bà mẹ sẽ có những hiểu biết nhất định để bảo vệ bản thân và con. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC