Bệnh lậu và giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng mà căn bệnh này gây ra rất nguy hiểm. Vậy những triệu chứng của bệnh lậu giang mai là gì? Để có câu trả lời về những triệu chứng của bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Xem Thêm: Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh lậu giang mai là bệnh gì?
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây nên nhiễm trùng cho cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến hiện nay và ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi 15-24.
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, hậu môn, miệng). Lây nhiễm thông qua các vết trầy xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Các xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4, do sự xâm nhập của xoắn khuẩn này vào máu thai nhi thông qua dây rốn.
Do ở nữ giới có cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mỡ nên dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn so với nam giới, trong đó có bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời rất có thể gây tổn thương cho bất cứ bộ phận nào của cơ thể như gây viêm loét bộ phận sinh dục, mẩn ngứa ngoài da, đau nhức cơ xương khớp thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh lậu giang mai
Những triệu chứng của bệnh lậu giang mai này thường bắt đầu sớm nhất là 2 ngày sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh, nhưng chúng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, một số nam giới bị nhiễm bệnh lại không phát triển các triệu chứng đáng chú ý. Những người bị nhiễm bệnh lậu giang mai không có triệu chứng, được gọi là những người đang mang mầm bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn dễ lây lan cho người khác.
Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng trong vòng 1 tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh lậu giang mai ở nam giới khá dễ nhầm lẫn so với các bệnh lý khác. Triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy thường là cảm giác nóng rát hoặc đau khi bệnh nhân đi tiểu. Các triệu chứng khác xuất hiện khi bệnh đang tiến triển như:
Chảy mủ ở dương vật nam giới là dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến nhất. Tình trạng chảy mủ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nhân bị nhiễm trùng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thì một người bệnh có thể bị chảy mủ trong vòng hai tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Dịch mủ chảy ra từ niệu đạo, có màu vàng đặc hoặc có màu vàng xanh.
Viêm toàn bộ niệu đạo với biểu hiện tiểu rắt, đi tiểu khó kèm theo sốt, mệt mỏi, nước tiểu có mủ ở đầu bãi. Sự nóng rát tăng lên nhiều, có khi tiểu rất buốt khiến bệnh nhân phải tiểu từng giọt. Và có thể có máu trong nước tiểu của bệnh nhân.
Ngứa ở vùng mông: Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa hậu môn và chảy máu. Một số người bị tiêu chảy và cảm thấy đau khi đi vệ sinh.
Đau họng: Bệnh lậu có thể xảy ra ở miệng nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng, vì đây là một trong những con đường có thể lây truyền bệnh lậu giang mai. Nhiều người có thể mắc bệnh lậu ở cổ họng nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào.
Các giai đoạn tiến triển của giang mai
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 tuần. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như săng và nổi hạch. Săng giang mai là một vết mòn phẳng hình tròn hoặc bầu dục không có gờ nổi, kích thước khoảng 0,5-2cm, nổi rõ và đều đặn có đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, săng cứng ấn vào không đau. Các săng giang mai thường được tìm thấy nhiều nhất trên niêm mạc bộ phận sinh dục. Ở nữ giới thường gặp ở môi lớn,môi bé và mép âm hộ, ở nam giới là quy đầu, bìu, dương vật … Ngoài ra, các săng giang mai có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi. … Hạch xuất hiện 5 – 6 ngày sau khi có xuất hiện săng, hạch vùng bẹn sưng to lên và kết thành từng chụm, trong đó có một hạch to nhất là hạch chúa.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn 45 ngày sau khi săng giang mai và có thể kéo dài đến 2-3 năm. Tổn thương xuất hiện trên da và niêm mạc nhưng thường không để lại sẹo khi lành. Bệnh giang mai dễ gây nhiễm trùng huyết với các triệu chứng như là sốt và nổi hạch. Thời kỳ này thường có các biểu hiện lâm sàng như: mọc rải rác các nốt dát đỏ hồng trên thân người bệnh, các sẩn giang mai với nhiều hình dạng khác nhau (sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có vảy, sẩn dạng vảy nến, sẩn dạng trứng cá, sẩn hoại tử … ), các sẩn phì đại trên hậu môn và bộ phận sinh dục, viêm hạch lan tỏa, và bệnh nhân có thể bị rụng tóc kiểu rừng thưa.
Giai đoạn 3
Thường xuất hiện vào 5, 10, 15 năm sau khi bị săng giang mai với các dấu hiệu và triệu chứng khác như vết loét sâu, gôm trên da, xương, cơ quan nội tạng, hệ tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình hơn, do xoắn khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể và khu trú ở phủ tạng và không còn xuất hiện trên da và niêm mạc của bệnh nhân nữa.
Xem Thêm: Nguyên nhân bị giang mai nhức nhối hiện nay
Một số biểu hiện gặp trên bệnh nhân nhiễm lậu giang mai
Bệnh lậu
Bệnh nhân bị viêm niệu đạo
Đây là biểu hiện bệnh lậu ở nam giới thường gặp nhất. Sau 1 lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo với người mắc bệnh, khoảng 25% nam giới mắc bệnh này. Khoảng 85% bệnh nhân nam bị viêm niệu đạo có biểu hiện cấp tính với các triệu chứng dễ gặp như:
Đi tiểu buốt, tiểu ra mủ: Triệu chứng tiểu ra mủ là triệu chứng đặc trưng của bệnh lậu, mủ thường có màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng nhiều và nó khiến người bệnh lo lắng.
Thời gian ủ bệnh này sẽ từ 1 đến 14 ngày và thường là 2 đến 5 ngày. Nếu bệnh nhân không được điều trị sẽ có các triệu chứng cấp tính giảm dần sau vài ngày đến vài tuần. Hiện có khoảng 25% bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng và có thể có tiết dịch niệu đạo nhưng không nhiều và có màu nhạt, khó phân biệt với các trường hợp mắc bệnh khác không bị viêm niệu đạo do lậu.
Một số bệnh nhân không có biểu hiện và triệu chứng, đây là nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm trong cộng đồng do không có biện pháp phòng ngừa, dù bệnh nhân có triệu chứng hay không có triệu chứng, nếu không được điều trị đều có thể dẫn đến các biến chứng tại chỗ như:
- Đái són đau do viêm niệu đạo sau gây ra
- Bệnh nhân bị viêm mào tinh hoàn.
- Bệnh nhân bị viêm túi tinh và viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính.
- Bệnh nhân bị viêm tuyến Cowper.
- Bệnh nhân bị viêm tuyến Tyson.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng hậu môn – trực tràng
Nhiễm trùng hậu môn thường gặp ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và viêm tuyến tiền liệt ít phổ biến hơn. Bệnh nhân khi mắc bệnh có thể có các biểu hiện sau:
- Gây ngứa ở vùng hậu môn.
- Gây chảy dịch mủ nhầy ở hậu môn tuy nhiên nó sẽ không đau.
- Thỉnh thoảng sẽ có chảy máu trực tràng.
- Viêm trực tràng nặng gây nên những biểu hiện đau, mót rặn, người bệnh có thể bị tiêu chảy hay đi ngoài ra chất nhầy hoặc mủ, táo bón.
- Khi thăm khám ở bệnh viện sẽ thấy hậu môn của người bệnh bị đỏ, có mủ nhầy. Khi soi hậu môn thấy có đỏ phù nề, dễ chảy máu ở niêm mạc và có nhầy hoặc mủ.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng hầu họng
Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm nhiễm trùng vùng hầu họng do lậu của nam giới khi quan hệ tình dục khác giới là hoảng 3-7%, và tỷ lệ này tăng lên 10-25% ở nam giới khi quan hệ tình dục đồng giới. Khoảng 90% bệnh nhân có triệu chứng và những biểu hiện của bệnh như sau:
- Bệnh nhân bị viêm hầu họng.
- Bệnh nhân bị viêm amidan cấp.
- Khi mắc bệnh thì bệnh nhân sốt và sưng hạch vùng cổ.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng ở các cơ quan khác
Viêm kết mạc mắt: Biểu hiện rất hiếm gặp ở người lớn, do tự nhiễm vi khuẩn lậu ở vùng sinh dục – hậu môn hoặc do dùng chung khăn lau với người bị bệnh.
Có thể xảy ra nhiễm trùng da với các vết thương ở bộ phận sinh dục, đùi, ngón tay.
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai, chẳng hạn như bạn có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung bơm kim tiêm với những người mắc bệnh giang mai hay cả những người không mắc bệnh nhưng không rõ tình trạng nhiễm bệnh của họ.
Bệnh giang mai
- Xuất hiện các vết loét nhỏ hoặc không đau và thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn của người bệnh nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.
- Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân thường bị ảnh hưởng bởi phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện và phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xuất hiện ở xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
- Bệnh nhân có các mảng trắng ở trong miệng.
- Bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và có thể bị nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.
Xem Thêm: Tổ hợp bệnh xã hội: bệnh lậu giang mai sùi mào gà và những điều bạn cần biết
Lậu và giang mai có giống nhau không?
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên căn bệnh lậu: Do vi khuẩn lậu có tên Neisseria gonorrhoeae gây ra và đây là một loại vi khuẩn không thể sống trên da hoặc bên ngoài cơ thể người, nó sinh sản và phát triển chủ yếu ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung của nữ giới và đường niệu đạo của nam giới.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh giang mai: Bệnh giang mai xuất hiện do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có dạng hình lò xo và sống rất dai dẳng trong môi trường ẩm ướt và đặc biệt nó chỉ gây bệnh cho người.
Thời gian ủ bệnh
- Thời gian ủ bệnh lậu trung bình từ 3-5 ngày.
- Thời gian ủ bệnh giang mai từ 10-90 ngày.
Những triệu chứng của bệnh lậu giang mai rất dễ nhận biết và lậu giang mai là hai căn bệnh phổ biến với tỷ lệ lây nhiễm cao. Việc hiểu rõ và phân biệt được hai loại bệnh này giúp cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn.
Lời kết
Qua bài viết trên phòng khám Galant Clinic đã cùng các bạn tìm hiểu đường lây truyền của bệnh lậu giang mai và những triệu chứng của bệnh lậu giang mai mang lại thì người bệnh cần chú ý điều trị bệnh để phòng tránh lây lan, đồng thời người chưa mắc bệnh cần có kiến thức giúp bảo vệ bản thân và những người thân yêu trước nguy cơ mắc bệnh.