Giang mai là một bệnh rất phổ biến hiện nay. Chúng là một bệnh vô cùng nguy hiểm nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời. Một trong những biểu hiện sớm và rõ ràng nhất của bệnh là săng giang mai. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về săng giang mai qua bài viết dưới đây nhé!
Tác nhân gây bệnh giang mai
Tác nhân gây ra bệnh giang mai chính là T. pallidum. Đây là một vi khuẩn có dạng xoắn ốc, mỏng, dài từ 6-15 micromet, đường kính 0,25 micromet. Vì có kích thước quá nhỏ nên chúng trở nên vô hình trên kính hiển vi quang trường ánh sáng. Do đó, ta chỉ có thể xác định được sự hiện diện của T. pallidum nhờ vào các chuyển động nhấp nhô đặc biệt trên kính hiển vi trường tối.
Do có khả năng sống độc lập kém nên loại vi khuẩn này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn bên ngoài cơ thể. Vì vậy chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với tổn thương có nhiễm trùng thì bệnh mới lây lan.
Cách thức vi khuẩn ảnh hưởng đến cơ thể
Ngay sau khi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, T pallidum sẽ nhanh chóng xâm nhập vào màng nhầy còn nguyên vẹn hoặc là các vết trầy xước siêu nhỏ và trong vài giờ. Sau đó xâm nhập vào bạch huyết và máu để tạo ra nhiễm trùng hệ thống trên diện rộng. Thời gian từ khi ủ bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương nguyên phát trung bình là 3 tuần. Tuy nhiên vẫn có thể dao động trong khoảng từ 10 đến 90 ngày.
Khi nhận thấy sự xâm nhập của vi khuẩn giang mai, hệ miễn dịch sẽ tạo một loạt phản ứng quá mẫn loại chậm. Bản chất là do các tế bào lympho T và đại thực bào nhạy cảm dẫn đến tình trạng loét và hoại tử vùng sang thương. Sau đó, kháng nguyên của T pallidum sẽ kích thích sản sinh ra các kháng thể. Tuy nhiên những phản ứng đó đối với bệnh giang mai là không đầy đủ. Chỉ có thể ngăn ngừa được sự hình thành tổn thương chứ không thể làm sạch sinh vật ra khỏi cơ thể.
Săng giang mai là gì?
Săng giang mai là một loại tổn thương dạng vết loét phổ biến, đặc trưng của bệnh giang mai. Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể được 4 tuần sẽ xuất hiện sự phát triển của các sang thương với mật độ chắc (săng). Những vết này sẽ tự động biến mất sau đó khoảng từ 1-2 tháng.
Biểu hiện đầu tiên của các vết săng là những nốt đỏ giống phát ban. Lâu dần, những nốt ban này sẽ chuyển thành vết loét không đau, xảy ra ở rất nhiều nơi trên cơ thể. Ví dụ như dương vật, hậu môn hoặc là trực tràng của nam giới. Còn phụ nữ thì ở cổ tử cung, âm hộ hoặc là đáy chậu. Ngoài ra môi, lưỡi, niêm mạc da hay mí mắt cũng đều là những vị trí có thể xuất hiện săng giang mai.
Đặc điểm săng giang mai tại các phần khác nhau trên cơ thể
Săng giang mai ở bộ phận sinh dục
Quan hệ tình dịch không an toàn chính là nguyên nhân chính gây ra săng giang mai ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường da tiếp da hoặc là dùng chung những đồ cá nhân với người bệnh.
Khi xoắn khuẩn giang mai từ vùng kín người bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành sẽ bắt đầu xuất hiện đặc trưng là nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không để ý và bỏ qua những triệu chứng này bởi chúng rất mờ nhạt. Tuy nhiên nếu để bệnh quá lâu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những dấu hiệu rõ ràng hơn. Cụ thể như sau:
- Ở nữ giới: xuất hiện cảm giác sưng đau, tấy đỏ ở âm hộ và đặc biệt là rát buốt khi đi tiểu. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân còn có thể thấy máu hoặc mủ lẫn trong nước tiểu. Ngoài ra còn có khí hư màu vàng, mùi hôi đi ra cùng nước tiểu.
- Ở nam giới: Bệnh nhân có cảm giác đi tiểu rắt và có lẫn mủ trong nước tiểu. Dương vật bị nhiễm khuẩn và tổn thương sẽ sưng to hoặc là nổi hạch. Sau một thời gian không điều trị, các hạch đỏ sẽ dần lên và có hình tròn.
Săng giang mai ở lưỡi và miệng
Săng giang mai ở miệng hoặc lưỡi chính là một tổn thương khá phổ biến, hay gặp của những bệnh nhân giang mai. Có thể là do quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn. Hoặc do các yếu tố phi tình dục như hôn hoặc là sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh giang mai.
Có thể chia săng giang mai ở miệng ra thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu:
Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất là những vết loét không đau ở lưỡi hoặc là xung quanh khoang miệng. Vết loét này xảy ra sau khi người bệnh có những hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân giang mai. Trong khoảng thời gian trước đó từ 3-90 ngày mà không sử dụng bao cao su.
Trong giai đoạn này, những vết loét ở miệng thường có đường kính từ 0,3 đến 3cm, không đau đớn hay ngứa ngáy. Nếu như xuất hiện ở lưỡi, thì sẽ có màu trắng đục.
Giai đoạn thứ hai
Sau khi tồn tại vài ngày, các vết loét sẽ dần biết mất. Tuy nhiên, xoắn khuẩn giang mai sẽ không hề mất đi mà dần dần lây lan ra toàn thân. Kéo theo đó là hàng loạt các triệu chứng nặng nề hơn. Như: phát ban khắp cơ thể; đau bụng; rụng tóc bất thường và săng giang mai ở bộ phận sinh dục.
Tại giai đoạn này, vi khuẩn dễ dàng lây lan khi người bệnh hôn, nói chuyện hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Do đó để tránh lây lan rộng hơn, hãy đến những cơ sở khám chữa uy tín để được xét nghiệm chẩn đoán kịp thời.
Kết luận
Săng giang mai chính là biểu hiện đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất của bệnh giang mai. Biết được những biểu hiện của chúng sẽ giúp bạn kịp thời điều trị bệnh. Tránh những tình trạng bệnh trở nặng và nguy hiểm không đáng có. Vì vậy nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Galant để được tư vấn và khám chữa kịp thời nhé!